41 3.2.2.1 Kích thước mẫu.
3.2.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính
Trước tiên là phân tích tương quan. Phân tích tương quan giúp tính tốn mức độ tuyến tính giữa 2 biến. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp.
Tiếp theo, phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc cũng như kiểm định các giả thuyết mơ hình.
Phương pháp thống kê sử dụng mức ý nghĩa alpha chọn trong đề tài này là 5% (alpha = 0,05). Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính như sau:
Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào cùng 1 luợt (phương pháp Enter).
Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu bằng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square).
Kiểm định F được dùng để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
Kiểm định t để xem xét giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0, nhằm mục đích xác định các biến độc lập nào thực sự có tác động đến biến phụ thuộc.
Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Bêta.
Cuối cùng, để đảm bảo mơ hình hồi quy tuyến tính là phù hợp, tin cậy cần thực hiện dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính như giả định liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Quy trình nghiên cứu bao gồm 2 bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Chi tiết thiết kế nghiên cứu, kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu và kết quả nghiên cứu của từng bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cũng được đề cập chi tiết trong chương này.
Trong nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng thang đo cho từng nhân tố căn cứ từ các nghiên cứu có liên quan trước đây trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như từ kết quả phỏng vấn sâu với các chuyên gia. Thang đo cuối cùng trong kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng.
Trong nghiên cứu định lượng, căn cứ kích thước mẫu tối thiểu theo yêu cầu của các phương pháp phân tích, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách gửi các bảng khảo sát đến đại diện các doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích dữ liệu định lượng như kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính cũng được nêu rõ trong chương này.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, nghiên cứu đã trình bày chi tiết các nội dung về nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: xây dựng thang đo, đánh giá thang đo, các phương pháp phân tích dữ liệu định lượng. Chương 4 này sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu thơng qua việc xử lý phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương này bao gồm: thống kê mô tả về mẫu khảo sát, kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến.
4.1 Mơ tả mẫu:
Để đạt được kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu như đã trình bày trong chương 3 là 130 quan sát, tác giả đã gửi bảng khảo sát đến tất cả tổng cộng có 190 doanh nghiệp. Sau thời gian hơn 1 tháng thu lại được 156 bảng trả lời đạt tỷ lệ 82%, tuy nhiên loại bỏ 26 bảng trả lời do thiếu nhiều thông tin trả lời (chủ yếu là các bảng khảo sát online) không thể liên hệ lại người khảo sát để thực hiện phỏng vấn trực tiếp lại, người trả lời khơng phụ trách chính việc giao dịch ngân hàng như nhân viên hành chính, nhân sự, nhân viên kế tốn tổng hợp, trưởng phịng kinh doanh, kỹ thuật,… Kích thước mẫu nghiên cứu cịn lại là 130 quan sát, đạt yêu cầu kích thước mẫu tối thiểu đề ra.
Trong 130 người được khảo sát thì Nam chiếm 51%, Nữ chiếm 49%. Cơ cấu tỷ lệ nam/nữ tham gia khảo sát cân đối. Trong đó có 50 người được khảo sát là Kế toán trưởng chiếm 45%, Giám đốc là 34 người chiếm 26%. Các chức danh Giám đốc Tài chính, Phó Giám đốc, Phó Phịng Kế tốn chiếm 21%, cịn lại là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Kế toán ngân hàng chiếm 8%. Như vậy về đối tượng khảo sát đã đạt yêu cầu đề ra là các đối tượng chính trong việc giao dịch ngân hàng đồng thời có quyền quyết định đến việc lựa chọn ngân hàng giao dịch của doanh nghiệp chiếm 94%, do đó thơng tin người khảo sát cung cấp trong đề tài là có ý nghĩa.
Về thời gian cơng tác tại doanh nghiệp của người được khảo sát, 64% là tỷ lệ người có thời gian cơng tác tại doanh nghiệp từ 3 năm đến dưới 10 năm, 16% có thời gian công tác trên 10 năm, đồng thời 72% người được phỏng vấn có thời gian cơng tại
tại vị trí hiện tại (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế tốn trưởng,…) trên 3 năm. Như vậy đa số người được phỏng vấn có thời gian cơng tác tại doanh nghiệp cũng như vị trí hiện tại lâu năm, với thời gian này đủ để họ am hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiểu rõ việc giao dịch ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này càng được củng cố hơn nữa khi 72% doanh nghiệp được khảo sát có thời gian giao dịch tín dụng ngân hàng trên 3 năm. Như vậy việc doanh nghiệp và đối tượng trực tiếp tham gia khảo sát giao dịch tín dụng với ngân hàng trong một thời gian dài sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như người được khảo sát hiểu rõ nhu cầu và khả năng đáp ứng của ngân hàng, từ đó giúp câu trả lời đáng tin cậy hơn.
Về đặc điểm doanh nghiệp được khảo sát thì có đến 86% doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng/năm, trong đó chiếm 35% là có doanh thu dưới 20 tỷ đồng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý cho kết quả bài nghiên cứu vì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thời điểm này đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời các ngân hàng trên thị trường hiện nay đều hướng tới phân khúc bán lẻ trong đó khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng tâm hướng đến.
Dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp chủ yếu là dưới 10 tỷ đồng chiếm 70% mẫu nghiên cứu với các hình thức chủ yếu là vay vốn (114 doanh nghiệp), bảo lãnh ngân hàng (72 doanh nghiệp), thư tín dụng L/C (50 doanh nghiệp). Trong đó giao dịch nhiều nhất là tại MB có 57 doanh nghiệp, ACB là 47 doanh nghiệp, còn lại các ngân hàng Techcombank, Sacombank, Eximbank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV dao động ở mức 20 – 30 doanh nghiệp có giao dịch. Các ngân hàng khác bao gồm ngân hàng Agribank, An Bình, Tiên phong chiếm một tỷ lệ nhỏ. Với các đặc điểm nêu trên cho thấy mẫu nghiên cứu đã phân bố tương đối đều tại tất cả các ngân hàng lớn trên thị trường (kể cả ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Nước và ngân hàng thương mại tư nhân) với các hình thức giao dịch tín dụng ngân hàng phổ biến chủ yếu là Vay vốn, Bảo lãnh, Thư tín dụng L/C.
Ở một khía cạnh khác, trên 70% doanh nghiệp có giao dịch từ 2 ngân hàng trở lên. Việc các doanh nghiệp giao dịch tại các ngân hàng khác nhau sẽ giúp họ so sánh một cách khách quan sự khác biệt giữa các ngân hàng và có sự bổ sung cho nhau trong hoạt động giao dịch tín dụng vì chính sách mỗi ngân hàng mặc dù có những điểm tương đồng chung nhưng cũng có những khác nhau trên cơ sở khẩu vị và cách nhìn nhận rủi ro.
Chi tiết phân tích thống kê mơ tả được trình bày chi tiết ở phần phụ lục 3.