+ Lâm sàng: dựa trên phân loại của Kanski:
Týp 1: Bọng mỏng, xuất hiện nhiều nang nhỏ, kết quả của dòng thủy dịch thấm qua kết mạc. Đây là bọng thấm tốt.
Týp 2: Bọng dẹt, mỏng, tỏa lan, vô mạch (khác với vùng kết mạc xung quanh). Đây cũng là bọng thấm tốt.
Týp 3: Bọng không thấm do hậu quả xơ hóa dưới kết mạc. Bọng có đặc điểm dẹt, không có các khoang vi nang, có nhiều mạch máu trên bề mặt.
Týp 4: Bọng nang bao Tenon là bọng gồ cao, hình vòm, khoang do bao Tenon phình trương ra, nhiều mạch máu. Khoang này giữ thủy dịch làm mất tác dụng bọng thấm.
+ OCT: phân loại theo Zhang Yi chia thành 4 loại: Bọng tỏa lan Bọng dạng nang Bọng dạng vỏ bao Bọng dạng dẹt - Mức độ lõm đĩa:
Đĩa thị sau điều trị được đánh giá với các biểu hiện: (Theo Jonas J.B) + Lõm đĩa hồi phục (ít hoặc nhiều).
+ Lõm đĩa không thay đổi.
+ Lõm đĩa rộng ra, mất thêm viền thần kinh.
- Đánh giá về biến chứng:
+ Biến chứng trong phẫu thuật: Với các biến chứng như rách kết mạc, xuất huyết dưới kết mạc, rách nắp củng mạc, xuất huyết tiền phòng…
+ Biến chứng hậu phẫu: Khám và phát hiện các biểu hiện: Tổn thương biểu mô giác mạc, viêm màng bồ đào, xẹp tiền phòng, xuất huyết tiền phòng, tổn thương hoàng điểm, glôcôm ác tính, bong hắc mạc, viêm nội nhãn…
+ Biến chứng xẹp tiền phòng được chia làm 3 mức độ (Kitazawa 1991):
Xẹp tiền phòng độ 1: Khi độ sâu tiền phòng chỉ còn một nửa so với trước mổ, mống mắt áp sát vào mặt sau giác mạc ở chu biên.
Xẹp tiền phòng độ 2: Khi độ sâu tiền phòng còn khoảng dưới một nửa so với trước mổ.
Xẹp tiền phòng độ 3: Khi tiền phòng mất hoàn toàn.
Kết quả của điều trị: Phân chia 3 mức độ tốt, trung bình, kém dựa