Số lượng các đề tài, sáng kiến khoa học qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại bệnh viện y học cổ truyền bến tre đến năm 2020 (Trang 46 - 49)

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng đề tài, sáng kiến được

đăng ký trong năm 19 20 23

(Nguồn: Số liệu do phịng Hành chính Tổ chức cung cấp)

Kết quả bảng 4.5 cho thấy số lượng các đề tài, sáng kiến khoa học được nhân viên quan tâm hưởng ứng tăng qua các năm. Đây là vấn đề tốt của bệnh viện, những nghiên cứu này góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

4.2.2.2Yếu tố “Thu nhập và phúc lợi”

Theo kết quả ở bảng 4.3 cho thấy điểm trung bình của yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” đạt mức trên trung bình là 3.66. Điểm số này cho thấy nhân viên chưa thật sự cảm thấy hài lòng với thu nhập và phúc lợi của họ tại bệnh viện.

Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động nên thu nhập và phúc lợi của nhân viên được chi từ nguồn ngân sách, nguồn viện phí và nguồn khác như kinh doanh giữ xe, căn tin, cho thuê nhà thuốc,… Thu nhập của nhân viên tại bệnh viện gồm tiền lương, phụ cấp lương và thu nhập tăng thêm. Tiền lương và phụ cấp lương của người lao động phải chi trả theo qui định của nhà nước nên bệnh viện khó có thể tác động vào tiền lương của người lao động.

Bên cạnh phần lương của nhà nước chi trả, nhân viên còn được hưởng phần thu nhập tăng thêm từ bệnh viện.

Cách tính thu nhập tăng thêm (TNTT) tại Bệnh viện Y học Cổ truyền như sau: * Năm 2012: TNTT = (Hệ số lương + Hệ số PCCV + Hệ số PCTNVK) x 830.000 đồng x 30% * Năm 2013: TNTT = (Hệ số lương + Hệ số PCCV + Hệ số PCTNVK) x 1.050.000 đồng x 30% * Năm 2014: TNTT = (Hệ số lương + Hệ số PCCV + Hệ số PCTNVK) x 1.150.1 đồng x 40%

Cùng với cách tính trên thì khoản thu nhập tăng thêm thực tế sẽ được tính căn cứ vào kết quả xét chọn phân loại A, B, C và Khuyến khích của Hội đồng thi đua khen thưởng đối với từng nhân viên để chi thu nhập tăng thêm của tháng đó: Nếu được xếp loại A thì được trả 100% theo cơng thức tính TNTT, xếp loại B thì được trả 50% theo cơng thức tính TNTT, xếp loại C thì bằng 30% theo cơng thức tính TNTT và xếp loại Khuyến khích thì mức hưởng bằng với loại B, vì loại khuyến khích là do nghỉ ốm có giấy ra viện, học ngắn hạn trên 11 ngày, học ngắn hạn 3 tháng có tham gia cơng tác tại khoa/phịng. Loại B là do không thực hiện đúng như qui định của loại A hay thực hiện đúng nhưng chưa đầy đủ liên tục, đi làm trễ 3 lần/tháng, hút thuốc trong bệnh viện. Xếp loại C là do có hình thức từ phê bình trở lên hay tháng trước xếp loại B, tháng sau không phấn đấu lên loại A. Không xét xếp loại đối với các trường hợp: nghỉ hậu sản,

nghỉ ốm trên 11 ngày, học liên tục trong 01 tháng không tham gia công tác ở khoa/phịng, nghỉ việc riêng có phép 03 ngày/tháng, nghỉ khơng lý do 01 ngày, tháng trước loại C tháng sau không phấn đấu tốt hơn, hợp đồng công nhật thử việc tháng đầu tiên, học dài hạn trên 6 tháng liên tục.

Nhân viên được xếp loại A khi đạt các tiêu chuẩn như hoàn thành nhiệm vụ được giao đạt năng suất và chất lượng cao trong tháng, đảm bảo ngày giờ công, thực hiện tốt các qui định về quy tắc ứng xử, thực hiện tốt 12 điều y đức và 9 điều y huấn cách ngôn, mặc đồng phục theo qui định, triệt để không hút thuốc trong giờ làm việc, thực hiện tốt nội qui và qui chế chuyên môn của bệnh viện,… Tuy nhiên tiêu chuẩn hoàn thành nhiệm vụ được giao đạt năng suất và chất lượng cao, hàng tháng bệnh viện chưa thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của từng nhân viên. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn xét phân loại A, B, C,… cũng chưa đề cập đến vấn đề đánh giá hiệu quả công việc theo từng cách phân loại.

Với cách tính thu nhập tăng thêm và qui định các tiêu chuẩn xếp loại như hiện nay sẽ không thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, vì chỉ cần nhân viên khơng vi phạm các tiêu chuẩn của loại A thì mặc nhiên tháng đó được xếp loại A, trong khi những qui định ấy chỉ nhằm khuyến khích nhân viên thực hiện tốt những qui định của nhà nước, những qui định của ngành, của bệnh viện; khơng nhằm khuyến khích sự nỗ lực tăng năng suất làm việc của nhân viên, và cơng thức tính thu nhập tăng thêm cũng chỉ động viên những nhân viên có thời gian công tác lâu năm. Điều này dẫn đến sự không công bằng trong việc chi trả thu nhập tăng thêm giữa nhân viên giỏi, khá, trung bình và yếu.

Thu nhập tăng thêm chỉ được chi trả sau khi trang trải đủ các khoản theo qui định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Quí 4/2014, sau khi thực hiện trích các khoản giữ lại theo qui định và khấu trừ các khoản chi, bệnh viện đã không đảm bảo được phần chi thu nhập tăng thêm cho nhân viên nên trong q 4 nhân viên khơng được nhận khoản thu nhập tăng thêm.

Phúc lợi tại bệnh viện: Hàng năm, bệnh viện tổ chức cho CBVC đi tham quan, khám sức khỏe định kỳ, mua bảo hiểm tai nạn con người, chi trợ cấp các ngày Lễ lớn trong năm, tặng quà trung thu cho các cháu, quà 8/3 cho phụ nữ, chi thăm ốm, chi đám tang, trợ cấp khó khăn cho CBVC, trợ cấp thơi việc, tặng q gia đình chính sách nằm viện nhân ngày 27/07, mua quà cho cán bộ về hưu, … Chính sách phúc lợi của bệnh viện thể hiện sự động viên nhân viên về tinh thần, quan tâm về sức khỏe, hồn cảnh gia đình của nhân viên.

4.2.2.3Yếu tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”

Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.3 yếu tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” có giá trị thực trạng là 3.49. Nghĩa là yếu tố này trên thực tế chưa được thực hiện tốt tại bệnh viện.

Trong những năm qua, bệnh viện đã tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo dài hạn, và đào tạo về trình độ lý luận chính trị, cụ thể là:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại bệnh viện y học cổ truyền bến tre đến năm 2020 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w