Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cẩm giàng tỉnh hải dương (Trang 58 - 62)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Trung Ương

Vốn tự có của các NHTM Nhà nước cịn nhỏ so với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và phát triển của Ngân hàng cũng như nền kinh tế, NHTW cần có các biện pháp để giải quyết các vấn đề này.

Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế vừa là quy luật tất yếu vừa là động lực của sự phát triển. Hoạt động của các NHTM cũng phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự cạnh tranh của các Ngân hàng bên cạnh mặt tích cực cũng bộc lộ một số tồn tại đáng lo ngại, cụ thể:

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tình nên có biện pháp quản lý các Ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm ngăn chặn các NHTM dùng các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh để lôi kéo khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng...

3.3.2. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan* Đối với chính quyền cấp Tỉnh và cấp huyện * Đối với chính quyền cấp Tỉnh và cấp huyện

Chỉ đạo những ngành chức năng khảo sát, quy hoạch xây dựng những dự án đầu tư phát triển kinh tế trong phạm vi từng vùng về phát triển kinh tế, cây trồng, vật ni, mở mang ngành nghề, trên cơ sở đó Ngân hàng thẩm định cho vay vốn.

Chỉ đạo cơ quản có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh phù hợp với quy mơ kinh doanh tài sản đó xử lý, thu hồi đối với những người không thực hiện đúng ngành nghề, hàng hóa kinh doanh. Có như vậy mới buộc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro và đạo đức do khách hàng gây ra.

Chỉ đạo những ngành khuyến nơng, phịng nơng nghiệp trạm thú y, giống cây trồng tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ

thuật trong việc trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác. Giúp cho các hộ nơng dân có đủ kiến thức để nhận đồng vốn vay sử dụng đem lại có hiệu quả.

Các cấp ủy chính quyền tạo điều kiện tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong tỉnh, chủ yếu là thị trường hàng nông sản, hàng đặc sản khác. Có được thị trường tiêu thụ vững chắc thì mới kích thích các hộ gia đình n tâm bỏ vốn đầu tư khai thác các tiềm năng, thu hút lao động, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và cũng là điều kiện để mở rộng đầu tư của Ngân hàng.

* Đối với chính quyền địa phương

Cần đơn giản hóa các loại giấy tờ công chứng của thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo về mặt thời gian đối với người dân có nhu cầu vay vốn.

Về việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng thì Ngân hàng cịn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý, văn bản thi hành bản án rất chậm. Bộ tư pháp nên hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thi hành án bàn giao nhanh cho Ngân hàng để xử lý thu hồi nợ, cần có sự phối hợp tốt giữa Ngân hàng với tịa án nhằm xử lý các khoản nợ tồn đọng hiệu quả hơn.

Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng, đủ điều kiện cụ thể đối với từng hộ xin vay vốn ngân hàng. Tham gia cùng với ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn. Giám sát và quản lý tài sản thế chấp.

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu có chế độ ưu đãi cho đội ngũ cán bộ tín dụng ở địa bàn, như về chế độ cơng tác phí thỏa đáng theo hướng khuyến khích cán bộ làm nhiều, làm tốt dựa vào khả năng kết quả tài chính của các chi nhánh; cán bộ tín dụng cần được hưởng chế độ làm việc ngoài trời (độc hại ) như đối với nhân viên kho quỹ, mua bảo hiểm thân thể cho CBTD... các chế độ ưu đãi về thu nhập để khuyến khích cán bộ tín dụng tận dụng thời gian bám sát địa bàn thẩm định đầu tư vốn phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình.

Phải có chủ trương đào tạo cán bộ Ngân hàng mà trước mắt là CBTD, giỏi về nghiệp vụ Ngân hàng nhưng phải am hiểu về các nghiệp vụ kinh tế chuyên ngành, có như vậy cán bộ tín dụng mới đủ khả năng phát hiện, hướng dẫn và thẩm định dự án đạt kết quả, đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của dự án, am hiểu kỹ thuật, nắm vững các

định mức kinh tế kỹ thuật thì mới giám sát khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và mới an tồn vốn cho vay.

Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho vay hộ nông dân, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sơ vay vốn đồng thời giảm bớt cơng việc của cán bộ tín dụng. Có thể xem xét rút ngắn thời gian thẩm định những món vay lớn vượt mức phán quyết của chi nhánh bời vì thời gian rất là quan trọng nhất là khi có nhu cầu cần thiết. Thêm vào đó nên cung cấp miễn phí hồ sơ vay vốn cho khách hàng, nguồn chi phí này chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí của đơn vị, nhưng nó có thể tạo lên sự thơng thống cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cẩm Giàng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở, căn cứ cho cán bộ, công nhân viên nắm vững cơng việc thực hiện, đảm bảo an tồn tín dụng.

Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing,.. tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Chi nhánh nói chung và mở rộng cho vay trung- dài hạn nói riêng.

Để đáp ứng được với các giao dịch hiện đại cần nhanh chóng đầu tư các thiết bị công nghệ Ngân hàng, trước mắt cần triển khai chương trình World bank và trang bị máy rút tiền tự động ATM tới nhiều địa điểm hơn nữa, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân.

Đề nghị NHNo Việt Nam CN huyện Cẩm Giàng trang bị máy vi tính hiện đại, đồng bộ để tạo điều kiện cho yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng kịp thời đại mới.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn chương trình tín dụng Ngân hàng cho các cán bộ Chi nhánh Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng.

Đối với tài sản thế chấp có giá trị dễ biến động theo thị trường địi hỏi cán bộ tín dụng ngân hàng phải thẩm định kỹ lưỡng giá trị tài sản này và thường xuyên kiểm tra chúng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những rủi ro xảy ra.

KẾT LUẬN

Kinh tế hộ sản xuất là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế hộ sản xuất một cách toàn diện với cơ cấu hợp lý là một điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế của một đất nước có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như nước ta. Với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, khả năng tích lũy để mở rộng đầu tư cịn hạn chế, đặc biệt là kinh tế hộ sản xuất. Chính vì vậy, hoạt động cho vay của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy hộ sản xuất phát triển.

Trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã có những chính sách quan tâm thích đáng đối với hộ sản xuất, coi hộ sản xuất là khách hàng quan trọng và chủ chốt, cung cấp vốn tạo điều kiện cho các hộ sản xuất mua sắm các yếu tố đầu vào phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là trong nơng nghiệp, hỗ trợ chính sách xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà hoạt đồng cho vay hộ sản xuất vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như nợ quá hạn HSX chiếm tỷ trọng cao, khó kiểm tra hoạt động sau cho vay,…

Phát triển kinh tế nhiều thành phần là mục tiêu và là chiến lược lâu dài của nhà nước. Nhu cầu vốn của hộ sản xuất được đánh giá là rất lớn, tiềm năng phát triển còn rất dồi dào trong tương lai, vì vậy HSX đã trở thành đối tượng khách hàng mục tiêu của nhiều NHTM, nên việc mở rộng cho vay đối với HSX là rất cần thiết.

Trong khóa luận này, với thực tế nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động của hộ sản xuất, thực trạng cho vay đối với hộ sản xuất, tìm ra một số hạn chế và nguyên nhân của nó. Do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ và hiểu biết thực tế cịn hạn chế, nên bài viết của em khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong đóng góp ý kiến của q thầy, cơ để khóa luận của em được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 1

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương các năm 2013-2015.

2

Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương các năm 2013- 2015.

3 3

Giáo trình “Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại”, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, năm 2011.

5 4

Nghị định của Chính phủ số 14/CP ngày 02/03/1993 quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển Nông- Lâm- Ngư- Diêm Nghiệp và kinh tế nông thôn.

7

5 Quyết định 1627/2001 và 127/2005/QĐ- NHNN 6 Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam.

7 Tạp chí ngân hàng số 4 năm 2005, ”Hộ sản xuất trong quan hệ tín dụng với NHTM”

1

8 Tín dụng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, PGS.TS. Đỗ Tất Ngọc , năm 2006. 1

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cẩm giàng tỉnh hải dương (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)