Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cẩm giàng tỉnh hải dƣơng (Trang 47 - 52)

5. Kết cấu khóa luận

2.3. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất: Các khoản cho vay đối với hộ sản xuất còn chứa đựng nhiều rủi ro: Trong

thời điểm khó khăn của thị trường bây giờ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, thu hồi vốn nhanh, thu được đủ gốc và lãi để quay vòng vốn là mong mỏi của các ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng như nợ xấu, nợ quá hạn cũng là nỗi

lo và là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở chi nhánh đến năm 2015 đã giảm đáng kể ở mức an tồn nhưng vẫn chưa ổn định. Ln có những trường hợp các khoản vay khơng hiệu quả, sự cố xảy ra ngoài ý muốn dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, do áp lực cạnh tranh các cán bộ tín dụng khơng xem xét kỹ lưỡng phương án kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng mà chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, dẫn tới rủi ro có thể phát sinh trong q trình cho vay.

Thứ hai: Hoạt động tín dụng chưa đa dạng hóa, các hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối,

phát hành thẻ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh còn hạn chế, chưa phát triển. Do các hộ sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước nên chủ yếu thanh tốn qua tiền mặt hoặc chuyển khoản chứ ít khi dùng đến thẻ thanh tốn hoặc ngoại tệ.

Thứ ba: Hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp ở huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đều

là những hộ sản xuất nhỏ lẻ, khó khăn, nguồn vốn vay phải đảm bảo bằng tài sản, mà tài sản có giá trị nhất để đảm bảo tiền vay là ngôi nhà, nguy cơ làm ăn thua lỗ nếu khơng có kinh nghiệm trong việc quản lý sẽ dẫn tới phá sản, mất đất,.. dẫn tới việc khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Thứ tư: Hạn mức và thời hạn cho vay nhiều khoản tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu của HSX. Đối với những hộ sản xuất có nhu cầu sản xuất kinh doanh với quy mơ lớn, địi hỏi cần một nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, khi vay với hạn mức lớn thì Ngân hàng lại khơng thể duyệt bởi nhiều yếu tố tác động như lãi suất huy động biến động, lạm phát tăng cao, hay sự tác động của thời tiết đến nông nghiệp. Do vậy nhiều khi NH phải tạm ngừng cấp tín dụng cho các khoản vay lớn, mà chỉ chấp nhận các khoản vay dưới 30 triệu đồng. Các thủ tục cho vay còn cứng nhắc nhất là thủ tục cầm cố và thế chấp tài sản. Việc cầm cố, thế chấp tài sản chỉ được chấp nhận khi có giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Thứ năm: Chất lượng cán bộ tín dụng: Trong q trình xét duyệt và quyết định cho

vay cũng như quá trình kiểm tra trước và sau khi cho vay còn sao nhãng chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, những dấu hiệu khó khăn mà hộ sản xuất gặp phải chưa phát hiện kịp thời.

Thứ sáu: Nhìn vào thực tế giai đoạn 2013-2015 của chi nhánh cho thấy quy mơ tín

dụng tuy mở rộng nhưng thực sự vẫn còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chưa cao, cho vay còn phân tán, chưa tập trung đúng mức vào vùng quy hoạch các lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm. Công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng cịn kém, những định hướng, chính sách đề ra chưa triển khai được cịn nhiều bất cập, các hình thức cho vay cịn nghèo nàn, chưa kết hợp chặt chẽ giữa cho vay với các dịch vụ khác của ngân hàng, dẫn tới mạng lưới khách hàng bị hạn chế.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên

* Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường kinh tế trong những năm vừa qua biến động mạnh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, khiến cho hoạt động mở rộng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh Cẩm Giàng vướng phải khơng ít khó khăn. - Mơi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất thiếu tính đồng bộ và thường xuyên thay đổi khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc hoạch định những chính sách kịp thời.

- Những biến động do thiên nhiên, thời tiết gây ra cũng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của các hộ sản xuất, nếu thời tiết không thuận lợi dẫn đến mất mùa hoặc ảnh hưởng tới các ngành nghề khác thì sẽ tác động tiêu cực đến việc thu hồi vốn của ngân hàng.

- Huyện Cẩm Giàng chủ yếu hoạt động nông nghiệp nên việc sử dụng ngoại tệ để thanh tốn là rất ít nên những dịch vụ như sử dụng thẻ thanh toán, thanh toán bằng ngoại tệ khơng phát triển.

- Một số khách hàng chây ì khơng chịu trả lãi đúng hạn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cơng tác thu hồi nợ cũng như góp phần gia tăng nợ xấu ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chưa có sự đồng nhất giữa chính sách tín dụng của Agribank hội sở và chi nhánh, cũng như giữa chính sách hoạt động với chính sách tín dụng của bản thân chi nhánh, dẫn tới những bất cập khó khăn trong quá trình mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank huyện Cẩm Giàng.

- Quy trình thẩm định hồ sơ vay nói chung cịn phức tạp, nhiều thủ tục khơng cần thiết, nhiều lúc gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi tiến hành thầm định.

- Chính sách khách hàng, hoạt động marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng của Agribank huyện Cẩm Giàng vẫn còn chưa rõ ràng, thực hiện không thường xuyên, hiệu quả thấp.

- Con người luôn là vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động. Vì con người là chủ thể của hành động nên con người có quyết định lớn tới sự thành công hay thất bại của hành động, tới chất lượng của sản phẩm tạo thành của Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cẩm Giàng chủ yếu được sinh ra và trưởng thành từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, những kiến thức mà họ có được từ thời kỳ bao cấp hoặc đã lạc hậu, lỗi thời, hoặc khơng cịn đầy đủ và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàng. Trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng cịn khơng đồng đều giữa các chi nhánh, giữa các cán bộ tín dụng. Sự khác biệt là rõ nhất khi so sánh giữa lớp người trẻ với những cán bộ lâu năm. Lớp người trẻ được đào tạo và cập nhật những kiến thức mới nhất về khoa học công nghệ, về kiến thức chuyên ngành, trong khi những cán bộ lâu năm đã quen với công việc cụ thể của ngân hàng, khả năng tiếp cận những cái mới là hạn chế, họ sẽ kém chủ động hơn trong việc xử lý những vấn đề có liên quan tới cơng nghệ hiện đại.

- Tại chi nhánh, Phòng kế hoạch kinh doanh vừa đảm nhiệm công tác cho vay hộ sản xuất lại vừa đảm nhiệm cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ hoạt động cho vay của chính phịng ban, tất nhiên khơng khỏi tính thiếu khách quan. Xuất phát từ đặc thù của sản xuất nơng nghiệp, các món vay chủ yếu là nhỏ lẻ, số lượng món vay hàng năm lớn. Hàng năm có khoảng 10.000 món vay của hàng ngàn hộ vay vốn dẫn đến sự quá tải trong công việc đối với cán bộ tín dụng tham gia vào hoạt động cho vay hộ sản xuất và hoạt động kiểm tra giám soát nội bộ. Đồng thời mỗi cán bộ lại có trách nhiệm giám sát các khoản vay vốn của khách hàng của mình từ khi lập hồ sơ tín dụng cho tới khi kết thúc hợp đồng nên lượng công việc đối với mỗi cán bộ là rất lớn. Hơn nữa số lượng khách hàng là hộ sản xuất nhiều, trải rộng và rải rác trên toàn địa bàn nên việc giám sát

các khoản vay cũng là một thách thức cho chi nhánh với số lượng cán bộ ít như hiện nay.

- Trong chiến lược kinh tế của Chính phủ, trong những năm gần đây tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nơng thơn ngày càng tăng, do đó sự q tải đối với cán bộ tín dụng là điều đáng lo ngại vì đây là lực lượng quan trọng giải ngân cho nền kinh tế, đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo sự an tồn, lành mạnh của hệ thơng ngân hàng.

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cẩm giàng tỉnh hải dƣơng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)