Các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận của Công ty TNHH Phúc Kiến

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ẢNH HƢỞNG của lãi SUẤT đến HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY TNHH PHÚC KIẾN (Trang 45)

Năm 2014 2015 2016

Tổng chi phí (triệu VNĐ) 67.042 86.13

8

90.456 Chi trả lãi vay hàng năm (triệu VNĐ) 685 776 508 Lợi nhuận trước thuế (LNTT) (triệu VNĐ) 3.426 8.648 6.126

Lãi suất cho vay VND (%) 11,5 9 10

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 2014-2016)

Biểu đồ 2.4: Chi phí lợi nhận và lãi suất cho vay của cơng ty 2014 - 2016

2014 2015 2016 0 20 40 60 80 100 120 0 2 4 6 8 10 12 14

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) (triệu VNĐ)

Tổng chi phí (triệu VNĐ) Lãi suất cho vay VND (%)

Chi phí

Qua Bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy: Chi phí chi trả cho tiền lãi vay của công ty TNHH Phúc Kiến là 684,6 triệu đồng năm 2014 đến năm 2015 chi phí này là 776 triệu đồng tăng 91,6 triệu đồng tăng 14,1% So với năm 2016. Mặc dù lãi suất cho vay VNĐ năm 2015 là 9% giảm 2.5% so với 2014 tuy nhiên do nhu cầu cần vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh nên công ty Phúc Kiến năm 2014 đã huy động 1 lượng lớn nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại cụ thể năm 2015 số vốn vay của công ty lên đến 776 triệu đồng là nguyên nhân chính dẫn đến việc chi phí trả lãi cho hoạt động đi vay tăng so với năm 2014. Năm 2016, do công ty đã đi vào hoạt động một cách ổn định nên nhu cầu vốn vay của công ty giảm xuống mặc dù ngân hàng tăng lãi suất 10%/năm nhưng nhưng vẫn ở mức thấp . Nhìn chung, giai đoạn 2014-2016 lãi suất cho vay giảm dần qua các năm cụ thể năm 2014 là 11,5% đến năm 2015 là 9% và năm 2016 là 10% điều này đã có tác động tích cực đến lợi nhuận của cơng ty TNHH Phúc Kiến vì cơng ty mới thành lập nên cịn rất non trẻ cơ cấu vốn đi vay chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn, khi lãi suất cho vay giảm thì sẽ tiết kiệm được chi phí làm cho lợi nhuận của cơng ty tăng.

Mặt khác trong giai đoạn 2015- 2016 là giai đoạn nền kinh tế ổn định thốt khỏi khủng hoảng có nhiều doanh nghiệp thành lập và nhận được nhiều đơn đặt hàng. Nhận thấy nhu cầu của khách hàng và chính vì thế cơng ty đã bỏ ra nguồn vốn khá lớn để mua thêm máy in, lị hơi cơng suất lớn. Mà chi phí để mua máy in cơng suất lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Đó là ngun nhân chủ yếu khiến chi phí trong năm 2016 so với 2015 tăng lên đột biến. Từ đó tổng chi phí của cơng ty cũng dần tăng theo các năm, cụ thể là năm 2015 tổng chi phí tăng so với 2014 là 24.595,8 tr đồng, năm 2016 tăng 4.031 triệu đồng so với năm 2015 .

Ngồi ra cịn một số ngun nhân khác khiến chi phí của cơng ty tăng đó là tăng cường đào tạo về trình độ tay nghề cho lao động, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, kho bãi,... để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Về lợi nhuận

Nhìn chung giai đoạn 2014- 2016 lợi nhuận mà cơng ty đạt đươc khá khả quan. Cụ thể năm 2015 lợi nhuận tăng đáng kể tăng 5,222 tỉ đồng tăng gần gấp 3 so với năm

trước đên năm 2016 thì lợi nhuận giảm 29,1% so với 2015 nhưng vẫn ở mức cao. Từ đó ta có thể thấy cơng ty đã nắm đc thời cơ kết hợp các yếu tố để tăng lợi nhuận .Năm 2016 công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn so với năm 2015. Nguyên nhân là do năm 2016 tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp khá cao nên dẫn đến lợi nhuận thu được năm 2016 giảm xuống và do công ty đang huy động vốn mở cơ sở nên chi phí tăng cao.

2.2.2.3. Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến khả năng huy động vốn của Công ty TNHH Phúc Kiến.

Công ty TNHH Phúc Kiến hoạt động kinh doanh hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa và dịch vụ đầu vào và đầu ra đều thông qua các doanh nghiệp hay khách hàng trong nước, do đó biến động mạnh lãi suất cho vay bằng VND trong thời gian qua có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu nguồn vốn, khả năng tiếp cận vốn vay bằng VND và cách thức sử dụng vốn của Công ty.

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Phúc Kiến năm 2014 - 2016

Cơ cấu nguồn vốn 2014 2015 2016

Vốn chủ sở hữu (%) 45,5 50.8 62.6

Vốn đi vay Ngân hàng (%) 20.7 32.4 25.8 Vốn vay từ các nguồn khác (%) 33.8 16.8 11.6

( Nguồn: Báo cáo vốn điều lệ công ty 2014 – 2016)

Biểu đồ 2.5: Sử dụng vốn của công ty năm 2014 - 2016

2014 2015 2016 0 10 20 30 40 50 60 70 Vốn chủ sở hữu (%) Vốn đi vay Ngân hàng (%) Vốn vay từ các nguồn khác (%)

(Nguồn: Báo cáo vốn điều lệ công ty 2014 – 2016)

Tổng số vốn kinh doanh ban đầu của công ty là 15 tỷ VNĐ đến năm 2015 tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng 5,3% tương ứng tăng 537 triệu đồng do năm 2015 NHNN đã có nhiều biện pháp can thiệp trên thị trường tiền tệ do đó khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của công ty tăng. Năm 2016 tổng số vốn kinh doanh tăng 11.8% so với năm 2015 điều này chứng tỏ công tác huy động vốn, tận dụng nguồn lực của công ty TNHH PHúc Kiến rất hiệu quả.

Việc huy động vốn tại công ty TNHH Phúc Kiến chủ yếu dựa trên số vốn góp của các cổ đông, tiền vay Ngân hàng và từ các nguồn khác, trong đó tiền vay ngân hàng chiếm tỷ trọng đáng kể. Giai đoạn từ năm 2014-2015 là giai đoạn lãi suất cho vay giảm dần theo đó chi phí của một đồng vốn vay giảm, tổng chi phí vay vốn tăng lên nên công ty tăng cường vay vốn từ ngân hàng để trang trải các khoản chi phí.

Qua bảng 2.5 và đồ thị 2.5 ta nhận thấy có sự biến động liên tục của lãi suất thị trường và cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Phúc Kiến điều này chứng tỏ độ nhạy cảm rất lớn giữa cơ cấu nguồn vốn của Công ty với sự thay đổi của lãi suất cho vay bằng VND.

Trong giai đoạn 2014 - 2015, lãi suất cho vay liên tục được NHNN điều chỉnh giảm nhanh và mạnh nhằm hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Theo đó, vốn vay ngân hàng của Cơng ty tăng lên từ 20.7% năm 2014 tăng lên 32,4% năm 2015, đồng thời với đó tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và vốn vay ngoài ngân hàng giảm xuống.

Hai năm tiếp theo, năm 2015-2016, vốn vay từ ngân hàng của Cơng ty có sự biến động theo hướng tăng dần năm 2014 cơ cấu vốn vay ngân hàng là 32.4% đến năm 2015 xuống 25.8% là do cơng ty đã có vốn chủ sở hữu nhiều hơn khơng cịn phụ thuộc vào các khoản vay khác. Một trong những ngun nhân đó là Cơng ty đã xây dựng được niềm tin với hai đối tác ngân hàng quan trọng là VP Bank và SeA Bank, thêm vào đó khả năng duy trì nguồn vốn chủ sở hữu của Cơng ty khá tốt, đây là cơ sở để Cơng ty có thể đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế vừa vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Với hai đối tác ngân hàng trên, Công ty đạt được yêu cầu để thuộc nhóm được hỗ trợ gói lãi suất ưu đãi SME, lãi suất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là 8.5%/năm, thấp hơn tương đối so với mức lãi suất cho vay trên

thị trường là 9.5-11%/năm. Vốn vay ngân hàng tăng, theo đó vốn vay từ nguồn khác giảm, Cơng ty giảm nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính hoặc bộ phận dân cư, vì lãi suất cho vay cao hơn lãi suất ngân hàng,thời hạn vay ngắn, lợi nhuận kinh doanh giảm nếu sử dụng quá nhiều nguồn vốn này cho dù khả năng tiếp cận là tương đối dễ dàng. 2.2.2.4. Ảnh hưởng của lãi suất đến khả năng cạnh tranh

Lãi suất tăng hay giảm sẽ tác động đến dòng vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, Công ty TNHH Phúc Kiến muốn mở rộng thị trường kinh doanh sẽ cần đến vốn, từ đó biến động lãi suất tác động gián tiếp đến cơ cấu thị trường của Công ty. Mặt khác đặc thù của ngành tuy cần ít vốn nhưng sản phẩm mẫu mã thay đổi theo thị trường công ty cần phải cập nhập mẫu mới và phải tiếp thu cơng nghệ cùng máy móc để thu hút và giữ chân được khách hàng đồng thời cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Một số đối thủ của công ty tiêu biểu như cơng ty TNHH Bao Bì HTB Hà Nội, cơng ty cổ phần Xn Sơn, Cơng ty TNHH bao bì Phúc Ngun, cơng ty TNHH bao bì Thành Đạt… So với các đồi thủ cạnh tranh của mình thì Cơng ty TNHH Phúc Kiến là một doanh nghiệp cịn rất non trẻ do đó nguồn vốn chủ sở hữu của cơng ty là rất ít. Vì thế cơng ty đang tăng cường vốn cả ngân hàng và ngồi ngân hàng để mở rơng thị trường.

Năm 2014-2016 là năm khởi sắc của công ty TNHH Phúc Kiến công ty thu lại lợi nhân rất cao, chính vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà thị phần của Công ty ngày càng được tăng lên và ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Thị trường trọng điểm của công ty là thị trường ở khu vực Thành phố Thái Bình và các tỉnh thành miền Bắc. Đến năm 2016 Công ty đã và đang mở rộng thị phần của mình ra cac tỉnh miền Trung và miền Nam.

2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Nghiên cứu sự biến động của lãi suất giai đoạn 2014-2016 đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phúc Kiến đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực của sự biến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty.Từ đó giúp nhà quản trị đưa ra các định hướng cũng như chính sách phù hợp để phát triển Cơng ty.

2.3.1. Những thành công đạt được và nguyên nhân

Về cơ cấu thị trường, Công ty ngày càng mở rộng thị trường hoạt động của mình khơng chỉ ở các thành phố Thái Bình mà cơng ty cịn thâm nhập vào thị trường ở tỉnh khác và khắp ba miền. Năm 2016 công ty đang hứa hẹn mở rộng hơn và có nhiều máy móc hiện đại để sản xuất ra các mặt hàng chất lượng đúng yêu cầu khách hàng.

Thứ nhất, lãi suất giảm dẫn đến cơ cấu nguồn vốn đầu tư của công ty thay đổi

theo hướng tận dụng thời cơ giảm lãi điều này đã khiến cho Công ty phải thay đổi kế hoạch sử dụng vốn trong kinh doanh, cơ cấu vốn vay từ ngân hàng và ngoài ngân hàng liên tục biến động theo sự tăng giảm của lãi suất và việc sử dụng vốn cho các lĩnh vực kinh doanh của công tăng lên và công ty sử dụng đa dạng hơn.

Thứ hai, lãi suất giảm khiến chi phí bình qn của một sản phẩm giảm từ đó giá

bán một đơn vị sản phẩm và giá cung ứng dịch vụ giảm làm cho số lượng bán được tăng lên. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty là các chỉ tiêu bị tác động gián tiếp bởi lãi suất. Trong 3 năm, doanh thu tăng đồng thời với đó, tổng chi phí cũng giảm, khoản chi trả lãi hàng năm đã giảm theo lãi suất thị trường. Doanh thu tăng, chi phí giảm tất yếu lợi nhuận tăng lên, hiệu quả kinh doanh của Công ty đã được cải thiện rõ rệt

Thứ ba, công ty đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động cụ thể

lao động của công ty đang tăng dần qua các năm 2014 (là 50 người ), năm 2015 ( là 80 người) năm 2016 (120 người) và lao đông cơng ty ngày càng lành nghề tạo thêm nhiều ích lợi cho xã hội.

Tác động tiêu cực.

Cơ cấu vốn của Công ty đã thay đổi, tuy nhiên tỷ lệ vốn đi vay vẫn là rất lớn, do đó hoạt động đầu tư kinh doanh dễ bị tác động bởi sự biến động của lãi suất. Đồng thời cơ cấu sử dụng vốn chủ sở hữu, và vốn đi vay bị biến động theo sự tăng giảm của lãi suất, từ đó tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn đối với hoạt động kinh doanh.

Vốn ít và phải chịu tác động từ nền kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của lãi suất, việc mở rộng thị trường và chuyền hướng đầu tư sang lĩnh vực mới chỉ ở giai đoạn đầu, chưa đem lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lãi suất trên thị trường có ổn định, chính sách sử dụng vốn ổn định, các phương án kinh doanh nhờ đó mới khả thi và được triển khai mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, Cơng ty vẫn phụ thuộc rất lớn ở thị trường quen thuộc, doanh thu vì vậy thay đổi chậm và dễ bị tác động từ các

yếu tố kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh kinh tế nước ta hội nhập mạnh mẽ, các doanh nghiệp với đầy đủ quy mô từ nhỏ đến lớn sẽ đầu tư vào Việt Nam, trước tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh đe dọa đến thị trường của Cơng ty nói riêng và khối doanh nghiệp trong nước nói chung. Điều này địi hỏi sự linh hoạt trong chính sách tìm kiếm và giữ vững thị trường của Cơng ty, để thực hiện điều đó vốn là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Bài học kinh nghiệm

Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm của nền kinh tế nó chịu ảnh hưởng từ rất nhiều các biến số kinh tế như lạm phát, tỷ giá, mức cung cầu tiền tệ, chi tiêu của chính phủ… Đồng thời lãi suất cịn là cơng cụ để chính phủ tác động đến nền kinh tế để kiềm chế lạm phát, cân bằng tỷ giá, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó khi nghiên cứu các vấn đề về lãi suất cần phải chú ý đến sự biến động của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách tỷ giá… để đưa ra kết luận hợp lý nhất về sự biến động của lãi suất. Đối với doanh nghiệp trong cơ cấu nguồn vốn có sự xuất hiện của nguồn vốn vay Ngân hàng thì lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệp trả cho người cho vay là các ngân hàng thương mại. Biến động lãi suất không những tác động trực tiếp đến chi phí trả tiền lãi vay của doanh nghiệp mà còn tác động gián tiếp lên giá cả của các yếu tố đầu vào và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải phân tích đầy đủ các tác động gián tiếp cũng như trực tiếp đến doanh nghiệp từ đó phân biệt được đâu là tác động tốt, tác động xấu để khai thác hay hạn chế tác động.

2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực của sự biến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuy nhiên tỷ lệ vốn đi vay của Công ty vẫn là rất lớn, do đó hoạt động đầu tư kinh doanh dễ bị tác động bởi sự biến động của lãi suất.

Thứ nhất, về tài chính, cơ cấu tài chính của cơng ty chưa phù hợp, cơng ty nên

chuyển một phần nguồn tài chính từ nguồn mua máy in mới mới sang dùng trong sửa chữa và làm mới các loại máy cũ và thuê thêm kĩ sư hay đào tạo thêm nhiều lao động sử dụng tốt các máy tự độngvì yêu cầu kĩ thật khách hàng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm , hơn nữa việc đảm bảo chất lượng máy móc là hết sức quan trọng, tránh

việc xảy ra trục trặc, tai nạn nghề nghiệp, xây dựng lòng tin cho khách hàng.

Thứ hai, công ty đã không tiếp cận được tín dụng một cách dễ dàng do chưa

có mối quan hệ tốt với ngân hàng, cũng như khả năng tiếp cận chưa nhanh nhạy nên vẫn phải vay vốn từ các nguồn khác, với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất có thể vay

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ẢNH HƢỞNG của lãi SUẤT đến HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY TNHH PHÚC KIẾN (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)