6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Nội dung và nguyên lý giải quyết ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt
1.3.3. Nguyên lý giải quyết ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
1.3.3.1. Từ phía Nhà nước a. Chính sách tài khóa
Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thơng qua cơng cụ chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu ngân sách. Chính phủ nên cung ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế cơng cộng. Những chương trình kinh tế cơng cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt khác dẫn đến tăng cầu về tư liệu sản xuất. Nó cịn có thể dẫn đến sự xuất hiện của những hình thức hoạt động dịch vụ thu hút khối lượng lao động lớn, làm tăng hơn nữa số lượng việc làm. Cụ thể: Chính phủ cần phải thiết lập chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thối kinh tế, thơng qua một số chính sách về: thuế, bảo hiểm, an sinh xã hội,… nhằm phù hợp và thích nghi với thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; bên cạnh đó cần thay đổi tư duy và cách thức quản trị chính sách tài khóa sao cho phù hợp, tiếp tục tạo sự minh bạch trong xây dựng chính sách tài khóa; đồng thời đảm bảo tn thủ chặt chẽ tính kỷ luật tài khóa, khơng để xảy ra tình trạng phá vỡ các kế hoạch ngân sách đã phê duyệt, góp phần cân đối thu chi NSNN một cách hiệu quả.
b. Chính sách tiền tệ
Nhà nước có thể kích thích cầu đầu tư bằng cách tăng số cung về tiền tệ, hay là chấp nhận lạm phát có kiểm sốt. Để làm tăng cung tiền tệ, chính phủ có thể tăng nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất và do đó kích thích sự gia tăng của đầu tư. Sự gia tăng này cũng nhân bội sản lượng và thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Trong điều hành chính sách tiền tệ NHNN cần: Thực thi chính sách tiền tệ minh bạch, ổn định tỷ giá, ổn định tỷ lệ lạm phát; cần phối hợp sử dụng một cách có hiệu quả cơng cụ lãi suất chiết khấu với các công cụ điều hành khác, nên áp dụng mức lãi suất trần cho vay thay cho mức trần huy động, áp dụng giới hạn tăng trưởng tín dụng nếu cung tiền tăng
nóng… Bên cạnh đó cần kết hợp giữa kiểm sốt lạm phát với thực thi chính sách tỷ giá hợp lý. Trong điều kiện nền kinh tế còn mở ở mức độ thấp, cần coi trọng duy trì ổn định của tỷ giá hối đoái tương tự như kiểm soát lạm phát.
1.3.3.2. Từ phía Doanh nghiệp a. Giải quyết vấn đề về vốn
Trước hết, các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm được một nguồn vốn mang tính chất an tồn, ổn định và dễ tiếp cận. Hiện nay đa số nguồn vốn của các doanh nghiệp chủ yếu được huy động từ các khoản tín dụng ngân hàng. Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng và tìm kiếm được nguồn vốn dài hạn, ổn định hơn, các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa được các kênh huy động vốn thơng qua các quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngồi nước, hay thơng qua việc phát hành các cơng cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp rút ngắn chu trình quay vịng vốn để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó tạo dựng uy tín và quan hệ tín dụng tốt với các ngân hàng cũng rất cần thiết để doanh nghiệp có thể hưởng các ưu đãi nhất định.
b. Tìm cách giảm chi phí để giảm giá bán
Để tồn tại được trong thời kỳ suy thối, các doanh nghiệp cần có chiến lược tái cơ cấu và mạnh dạn thay đổi. Trong đó cần tổ chức lại hệ thống hoạt động, điều chỉnh quy mô cũng như chiến lược kinh doanh nhằm rút bớt các chi phí khơng cần thiết. Thường xun kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức để có thể có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, chú trọng tổ chức tốt cơng tác lưu trữ hàng hóa tránh ứ đọng gây phát sinh nhiều khoản chi phí. Thường xuyên theo dõi và dự báo các biến động bất thường của giá cả thị trường cũng như tình hình kinh tế để kịp thời có những chính sách ứng phó với các tác động khơng mong muốn làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp.
c. Đa dạng sản phẩm và hóa thị trường
Suy thối kinh tế có ánh hưởng lớn tới thu nhập của người tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để duy trì và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần tiếp tục linh hoạt trong các chính sách thu hút khách hàng, áp dụng các biện pháp thanh toán đa dạng, nhiều ưu điểm. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, chú trọng tới cả tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng từ đó đẩy mạnh được sản lượng tiêu thụ, góp phần duy trì được doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế cịn nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THỐI KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI TRỰC THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG LÀO CAI THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan tình hình suy thối kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại trực thuộc Sở cơng thương Lào Cai
2.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những năm gần đây
2.1.1.1. Tình hình kinh tế thế giới
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, khu vực vẫn cịn khơng đồng đều, chưa ổn định và thiếu bền vững
Bảy năm sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa thể đạt được nhịp độ tăng trưởng mạnh và đồng bộ. Sự phục hồi của nền kinh tế phát triển không đủ bù đắp sự suy giảm mạnh của các nền kinh tế đang phát triển, nợ và tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, làm giảm dư địa tài chính, thiếu hụt đầu tư khiến sản xuất và tiêu dùng trì trệ ở nhiều nước. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015 là 2,4%; là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Trong năm 2015, các nền kinh tế đang phát triển vẫn tiếp tục giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp với mức tăng trưởng 4,3%; Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó với mức tăng trưởng kinh tế năm 2015 chỉ đạt 6,9% thấp nhất trong vịng 25 năm qua. Nga và Brazil cũng suy thối sâu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga giảm tới 3,8% do giá xăng dầu giảm và sự cấm vận từ các nước phương Tây. Nền kinh tế khu vực Mỹ La-tinh phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự sụt giảm giá hàng hóa, giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và biến động tài chính tồn cầu. Nhiều khó khăn nảy sinh với Brazil, Venezuela ... khiến lạm phát ở khu vực này có xu hướng tiếp tục gia tăng. Đà tăng trưởng của khu vực châu Phi cũng bị chững lại. Trái với các nước trên, kinh tế Ấn Độ lại có nhiều điểm sáng, tăng trưởng kinh tế tăng 7,3% lần đầu tiên vượt Trung Quốc về thành tích tăng trưởng.
Thứ hai, thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường, tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế thế giới
Những diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến tâm lý thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế. Mặc dù cuối năm 2015, IMF tuyên bố đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đủ điều kiện vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, đồng Nhân dân tệ mất giá đã ảnh hưởng đến tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực và của các nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới. Năm 2015, Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã tạm thời lắng xuống nhưng vẫn
tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Khác biệt lớn trong chính sách tiền tệ hai bờ Đại Tây Dương khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện chính sách nới lỏng cịn FED bắt đầu thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản đã làm đồng Euro giảm giá so với đồng USD.
Thứ ba, giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu lớn
Năm 2015, thế giới đã chứng kiến việc giá nguyên liệu và dầu thô tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Chỉ số giá của 22 mặt hàng nguyên liệu (chỉ số Bloomberg) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong khi giá dầu thế giới tháng 12 năm 2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, chạm mức 35 USD/thùng. Việc dầu thô giảm giá kéo dài đã tác động hết sức tiêu cực tới những hãng sản xuất dầu và các lĩnh vực liên quan đến dầu. Hàng trăm ngàn lao động trong ngành khai thác dầu toàn cầu đã phải nghỉ việc, nhiều hoạt động sản xuất và khai thác cũng bị ngừng trệ. Đối với những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu như Venezuela, Brazil, Ecuador, Nigeria, Nga... sự sụt giảm giá dầu đang tác động tiêu cực toàn diện tới nguồn thu và tăng trưởng kinh tế của những nước này. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, giá dầu sụt giảm cũng làm tăng sức mua từ các hộ gia đình và làm chậm lại lạm phát ở một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.
Thứ tư, sự hình thành và đối đầu ngày càng trầm trọng giữa chủ nghĩa khu vực và hợp tác đa phương
Những tiến triển ít ỏi và chậm chạp của WTO tạo cơ hội và động lực thúc đẩy trào lưu đàm phán hình thành những khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương. Tồn cầu hóa gặp thêm trở ngại và liên kết khu vực gia tăng. Trong khi đó các hiệp định khu vực mới (RTAs) đang trở thành cơng cụ của chính sách đối ngoại của các nước lớn, như Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, những mặc cả về cải cách hệ thống thể chế, hệ thống chính trị, các tiêu chí về dân chủ và nhân quyền được đưa ra thay vì chỉ là các dòng thuế quan hay điều kiện tiếp cận của thị trường.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với 11 nước thành viên khu vực đã được ký kết, quy tụ các quốc gia đang nắm giữ tới 40% GDP toàn cầu, là hiệp định thương mại mới nhất kể từ khi thành lập WTO, vượt xa khn khổ thương mại hàng hóa và dịch vụ, hình thành các dây chuyền sản xuất tồn cầu, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của các quốc gia thành viên... Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nó sẽ xung đột với các quy tắc thương mại đa phương, làm suy yếu nền tảng WTO và có khả năng sẽ điều chỉnh các vấn đề trọng yếu của hợp tác kinh tế đương đại.
Khép lại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Theo đánh giá của WB, viễn cảnh trung hạn Việt Nam nhìn chung là tích cực nhưng vẫn cịn tiềm ẩn một số rủi ro như nông nghiệp tăng trưởng chậm sẽ ảnh hưởng tới thu nhập khu vực nông thôn và làm tăng khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị. Về phía các yếu tố trong nước, cần có một kế hoạch tốt nhằm củng cố tài khóa trung hạn và được thực hiện cùng với quá trình tái cơ cấu tổng thể nhằm củng cố tài chính cho Doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng quốc doanh. Cụ thể:
Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ
Tính đến năm 2015, năm cuối cùng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu nổi bật. Như:
Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mơ dần ổn định. Trong đó, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, tính riêng trong năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,63% so với năm 2014, đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Lạm phát từ mức 18,13% năm 2011 xuống 6,81% năm 2012; 6,04% năm 2013; 1,84% năm 2014 và năm 2015 được kiểm soát ở mức 0,63%; như vậy trong 4 năm liền, kể từ năm 2012 lạm phát đều được duy trì ở mức 1 con số, dưới 7%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh. Nhập khẩu tăng 15%/năm; tỉ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống cịn 3,6% năm 2015. Cán cân thanh tốn quốc tế thặng dư khá cao; dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng mạnh trong những năm cuối của kế hoạch 5 năm, trong đó năm 2015 tăng khoảng 10%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%. Khu vực nông nghiệp phát triển khá ổn định, giá trị sản xuất tăng 3,85%/năm.
Quản lý ngân sách nhà nước được tăng cường. Thu từ dầu thô giảm mạnh nhưng thu nội địa tăng nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước. Bội chi NSNN bình quân khoảng 5% GDP/năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển, đến hết năm 2015, nợ cơng khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%; nợ nước ngồi của quốc gia 41,5%; trong giới hạn an toàn theo quy định.
Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý
Theo số liệu báo cáo tình hính kinh tế - xã hội của Tổng cục thống kê, năm 2015, tăng trưởng GDP của nước ta đạt 6,68%; cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%); bình quân 5 năm đạt khoảng 5,9%/năm. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình qn đầu người 2.228 USD. Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với
năm 2014. Dưới đây là bảng thể hiện tốc độ tăng GDP của Việt Nam 3 năm trở lại đây:
Bảng 2.1 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tổng số 5,42 5,98 6,68
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,63 3,44 2,41
Công nghiệp và xây dựng 5,08 6,42 9,64
Dịch vụ 6,72 6,16 6,33
Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)
Việc tham gia đàm phán và ký kết thành công hiệp định TPP cũng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam. Theo ơng Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Hiệp định TPP mới hồn tất
gần đây sẽ khơng chỉ cải thiện tiếp cận thị trường, mà còn là một nhân tố quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của các cải cách cơ cấu tại Việt Nam”.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế của WB, trong điều kiện môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn như hiện nay, Việt Nam cần đảm bảo quản lý kinh tế vĩ mơ tốt thì mới có thể tạo khoảng đệm chính sách và đối phó được với các cú sốc trong tương lai. Tiếp tục củng cố tài khoá, đẩy nhanh cải cách cơ cấu, và tăng cường dự trữ ngoại tệ sẽ giúp giảm bớt các tác động bất lợi.
2.1.2. Các nhân tố kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại trực thuộc Sở công thương Lào cai
Bên cạnh các nhân tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như mơi trường chính trị, luật pháp; mơi trường văn hóa, xã hội hay các yếu tố khoa học kỹ thuật – công nghệ; các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế có vai trị quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng của nó có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, tăng trưởng và lạm phát là hai yếu tố vĩ mơ hàng đầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của