Mối quan hệ giữa lãi suất trong nước với quá trình xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến động kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên an sơn (Trang 26 - 74)

Hình 1.5 cho biết, Khi lãi suất thực tế trong nước tăng từ đến làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Tỷ giá hối đối cao hơn làm hàng hóa của nước đó ở nước ngồi trở nên đắt hơn lên và hàng hóa nước ngồi ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu ròng từ xuống .

1.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1. Mục tiêu và đặc điểm của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

“Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số cơng đoạn của q trình từ đầu tư đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện quá trình dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (Theo khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005)”

Đối với mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu của hoạt động kinh doanh đầu tiên là lợi nhuận vì lợi nhuận duy trì sự sống của tồn bộ cơng nhân viên trong công ty cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp và nó cũng là động lực của hoạt động kinh doanh.

Do công việc kinh doanh chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, vấn đề rủi ro là khơng thể tránh khỏi, nên an tồn là mục tiêu thứ hai mà doanh nghiệp cần quan tâm. Thị trường kinh doanh ln có nhiều biến động có thể gây rủi ro cho cơng việc kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy vấn đề bảo tồn nguồn vốn và duy trì hoạt động kinh doanh địi hỏi phải có sự an tồn thơng qua việc đa dạng hố kinh doanh “trứng không cho hết vào một giỏ”. Các quyết định kinh doanh phải được đưa ra nhanh, nhạy và kịp thời nếu không cơ hội sẽ trơi qua nhưng các quyết định đó cũng cần phải được cân nhắc mặt lợi, mặt hại. Chính vì vậy, bản lĩnh và khả năng nhìn xa trơng rộng của người lãnh đạo hết sức quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.

1.2.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh thương mại có những đặc điểm sau:

- Về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản là lưu chuyển hàng hoá (lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán trao đổi và dự trữ hàng hoá).

- Về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất và phi vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.

- Về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Hoạt động kinh doanh thương mại có 2 hình thức lưu chuyển chính là bán bn, bán lẻ.

- Về tổ chức kinh doanh: có thể theo nhiều mơ hình khác nhau như tổ chức bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại...

- Về sự vận động của hàng hoá; sự vận động của hàng hố khơng giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (hàng lưu chuyển trong nước, hàng xuất nhập khẩu…). Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.

1.2.2. Quy trình của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một quy trình hoạt động kinh doanh hiệu quả phải thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Cách tốt nhất là làm cho họ thấy được lợi ích khi tham gia xun suốt quy trình. Có thể xem xét một quy trình của hoạt động kinh doanh gồm bốn giai đoạn:

Tiếp thị: Trước khi huy động nguồn lực tốn kém cho các nỗ lực bán hàng, doanh nghiệp phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo thành cơng và tránh lãng phí những nguồn tài ngun. Điều này có thể được thực hiện bằng cách trước tiên phải tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Đó là những người có nhu cầu, đang tìm nơi có khả năng đáp ứng và doanh nghiệp bạn có thể làm tốt điều này. Vì vậy, nỗ lực xác định đúng khách hàng tiềm năng mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Đánh giá chất lượng: Cần hiểu biết càng nhiều càng tốt về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, tình hình cạnh tranh, các trục trặc thường gặp, hiện nay họ có thể đang đối mặt với vấn đề gì…Những hiểu biết này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị những thông tin phù hợp để gửi cho khách hàng tiềm năng. Qua đó họ sẽ nhận ra năng lực của doanh nghiệp có thể giúp họ giải quyết được các vấn đề trong kinh doanh.

Đề xuất: Trong nhiều trường hợp, khách hàng tiềm năng chỉ thấy các biểu hiện bất thường mà không biết được thực sự họ đang gặp vấn đề gì. Hoặc họ biết rõ vấn đề nhưng không biết cách giải quyết hiệu quả nhất. Nếu chẩn đoán đúng bệnh, hiểu rõ nhu cầu và các ưu tiên của khách hàng, doanh nghiệp có thể tư vấn các giải pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất cho khách hàng.

Phân phối: Nếu việc thực hiện hợp đồng được quản lý tốt thì khách hàng sẽ đạt được kết quả kinh doanh mong đợi. Việc tiếp tục chăm sóc, theo dõi để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ mang lại cho họ sự thỏa mãn và giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng.

Tất cả những việc doanh nghiệp làm được trong các giai đoạn của quy trình kinh doanh sẽ tạo ra giá trị rõ ràng cho khách hàng. Nếu quy trình bán hàng làm được điều này thì nhân viên bán hàng sẽ tuân theo vì quy trình đã mang lại hiệu quả cho cơng việc của họ. Nhờ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải có chiến lược, định hướng cụ thể, xác định rõ mục tiêu cũng như đánh giá chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là các yếu tố bao gồm cả bên ngoài lẫn bên trong, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

1.2.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Yếu tố vốn: Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà khơng có vốn. Vốn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng

doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.

Con người: Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Nhất là các cán bộ quản lý, họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Ngồi ra, trình độ chun mơn của cơng nhân cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơng nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhân tố con người trình độ chun mơn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó địi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chun mơn cho người lao động, nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý.

Trình độ kỹ thuật cơng nghệ: Kỹ thuật và cơng nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trị của kỹ thuật và cơng nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Thơng tin được coi là một hàng hố, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thơng tin hố. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thơng tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hố, về cơng nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh… Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thơng tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.Những thơng tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.

1.2.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp được phân chia thành môi trường vĩ mô và môi trường ngành

a. Môi trường vĩ mô

Các yếu tố thể chế – luật pháp

luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mơi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì mơi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh… của doanh nghiệp. Khơng những thế nó cịn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thơng, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế… đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cịn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.

Các yếu tố kinh tế

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thơng thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.

- Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.

- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát,

- Các chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp….

- Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…

Các yếu tố văn hóa – xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng… Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên q trình sản xuất cũng như cơng tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố công nghệ

Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, khuynh hướng tự động hố, điện tử hố, máy tính hố…đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các doanh nghiệp phải quan tâm theo sát những thông tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ những phát minh,

ở phịng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sự kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ thuật mới nhất để gặt hái những thành công lớn, khơng thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể.

b. Môi trường ngành

Các yếu tố môi trường cạnh tranh liên quan trực tiếp tới ngành nghề và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp (hay cịn gọi là mơi trường ngành) tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành cũng bị hạn chế.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Khi một doanh nghiệp cạnh tranh và hành động không khéo léo để các doanh nghiệp khác nắm bắt được cơ chế cạnh tranh của mình thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt. Các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh hoặc là bắt chước cách thức khai thác lợi thế cạnh tranh hoặc sẽ đi tìm các lợi thế khác, và như vậy các doanh nghiệp khơng ngừng tìm kiếm các phương thức cạnh tranh mới.

Cường độ cạnh tranh thông thường thể hiện dưới các cấp độ như: rất khốc liệt, cạnh tranh cường độ cao, cạnh tranh ở mức độ vừa phải, cạnh tranh yếu. Các cấp độ cạnh tranh này phụ thuộc vào khả năng phản ứng của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và khai thác lợi thế cạnh tranh. Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức tranh sau: thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, sử dụng một cách sáng tạo các kênh phân phối, khai thác các mối quan hệ với các nhà cung cấp.

Nguy cơ sản phẩm thay thế

Đối với các nhà kinh tế học, nguy cơ của sự thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị tác động bởi những thay đổi về giá của sản phẩm thay thế. Độ co giãn giá của một sản phẩm bị tác động bởi sản phẩm thay thế; sự thay thế càng đơn giản thì nhu cầu càng trở lên co giãn vì khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Sản phẩm thay thế phụ thuộc vào khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành. Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế là do các sản phẩm thuộc các ngành khác. Trong khi nguy cơ của sản phẩm thay thế thường tác động vào ngành kinh doanh thông qua cạnh tranh giá cả, tuy nhiên có thể có nguy cơ thay thế từ các nguồn khác, khi áp lực từ các sản phẩm thay thế cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động xấu và ngược lại.

Quyền lực của khách hàng

lớn, quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng trong một ngành sản xuất gần với trạng thái thị trường là các nhà kinh tế học gọi là độc quyền mua – đó là trường hợp mà trên thị trường có rất nhiều người bán và chỉ có một hay một số rất ít người mua.

Trong điều kiện thị trường như vậy thì người mua thường có vai trị quyết định trong việc xác định giá cả. Trên thực tế thì trạng thái thị trường độc quyền mua như vậy ít khi xảy ra, nhưng thường có một sự khơng đối xứng giữa một ngành sản xuất và thị trường người mua.

Quyền lực nhà cung cấp

Ngành sản xuất đỏi hỏi phải có nguyên nhiên vật liệu, lao động và các yếu tố đầu vào khác. Các yêu cầu này dẫn đến các quan hệ giữa người mua – nhà cung cấp giữa ngành sản xuất (với tư cách là tập hợp các nhà sản xuất trong một ngành) và người bán (là những đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào). Nhà cung cấp, nếu có lợi thế về quyền lực trong đàm phán có thể có những tác động quan trọng vào ngành sản xuất,

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến động kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên an sơn (Trang 26 - 74)