Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – phòng giao dịch tây sơn (2) (Trang 49 - 66)

ĐVT: Triệu đồng

STT Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Số tiền với 13+/- so Số tiền với 13+/- so

1 Thu lãi cho vay từ KHCN 4.449 4.146 - 6,81% 4.603 3,46% 2 Thu nhập lãi thuầntừ cho vay KHCN 2.998 2.205 -26,4% 3.087 2,96%

Nhận xét:

Năm 2015 thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN tại MB – PDG Tây Sơn đạt 3.087 triệu đồng , tăng 882 triệu đồng so với năm 2014 và tăng 89 triệu đồng so với năm 2013. Thu nhập thuần từ lãi từ hoạt động cho vay KHCN tại MB – PDG Tây Sơn đã tăng giảm không đáng kể trong những năm qua. Tuy năm 2014 Thu nhập lãi thuần từ cho vay KHCN đã giảm 26,4% nhưng đến năm 2015 đã tăng ngược trở lại 2,96% so với năm 2013 và tăng 40% so với năm 2014. Nguyên nhân đạt được kết quả như vậy là do trong năm 2015, MB – PDG Tây Sơn tập trung đẩy mạnh các sản phẩm có lãi suất cho vay cao như cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, dư nợ trung dài hạn có sự tăng trưởng.

b. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/ Tổng dư nợ cho vay

Bảng 2.3b: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN / Tổng dư nợ

STT Các chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 1 Cho vay KHCN 145.877 28% 129.479 23% 263.921 50% 2 Cho vay KHDN 375.113 72% 433.474 77% 263.921 50%

Tổng dư nợ 520.990 100% 562.953 100% 527.841 100%

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng các năm 2013, 2014, 2015 của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn)

Nhận xét:

Dư nợ cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là trong năm 2015 tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN của các năm trước. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN từ 28% năm 2013 đã tăng lên đến xấp xỉ 50% tổng dư nợ cho vay của toàn phòng giao dịch trong năm 2015. Sang đến năm 2015, dư nợ cho vay KHCN đạt mức 50%, bằng dư nợ cho vay khối khách hàng DN. Do trong năm 2015 Phòng giao dịch Tây Sơn đã đẩy mạnh nhiều

chương trình cũng như ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân. Với tỷ trọng như trên MB – Phòng giao dịch Tây Sơnđược đánh giá là một trong những phòng giao dịch có hoạt động cho vay KHCN khá phát triển.

2.2.5. Rủi ro từ hoạt động cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn

a. Kết cấu dư nợ cho vay tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn

Là một trong những phòng giao dịch đi đầu của MB tại khu vực Hà Nội, phòng giao dịch Tây ln cố gắng hết trong việc quản lí cũng như sử dụng vốn. Để thấy được tình hình quản lí sử dụng nguồn vốn và tài sản, chúng ta sẽ đi nghiên cứu Bảng kết cấu dự nợ cho vay giai đoạn 2013 – 2015

BẢNG 2.4: KẾT CẤU DƯ NỢ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP MB- PHÒNG GIAO DỊCH TÂY SƠN GIAI ĐOẠN 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Cho vay KH 520.990 562.953 527.841 1.1 Cho vay KH 522.452 100 564.647 100 529.379 100 1.2 Dự phòng RR (1.462) (1.694) (1.538)

1.2.1 Phân theo chất lượng nợ cho vay

Nợ đủ TC 518.325 99,21 553.241 97,98 522.655 98,73 Nợ cần chú ý 1.097 0,21 2.541 0,45 1.853 0,35 Nợ dưới TC 697 0,13 1.863 0,33 7.94 0,15 Nợ nghi ngờ 1.254 0,24 2.879 0,51 2.066 0,39 Nợ có khả năng mất vốn 1.079 0,21 4.123 0,73 2.011 0,38

1.2.2 Phân nợ theo thời gian

Nợ ngắn hạn 321.935 61,62 349.685 61,93 251.455 47,50 Nợ trung hạn 107.103 20,50 133.426 23,63 201.640 38,09 Nợ dài hạn 93.414 17,88 81.536 14,44 76.284 14,41

1.2.3 Phân nợ theo đơn vị tiền tệ

VNĐ 436.718 83,58 484.467 85,80 480.253 90,72 Ngoại tệ 85.734 16,42 80.180 14,20 49.126 9,28

1.2.4 Phân theo đối tượng vay nợ

Cá nhân 314.098 60,12 367.585 65,10 316.833 59,85 Các tổ chức kinh tế 208.354 39,88 197.062 34,9 212.546 40,15

Từ bảng tình hình sử dụng vốn của phòng giao dịch Tây Sơn – MB ta thấy, mục cho vay khách hàng của Chi nhánh biến động không ổn định qua các năm. Năm 2013 cho vay khách hàng của Ngân hàng đạt 520.990 triệu đồng; năm 2014 tăng lên 562.953 triệu đồng và năm 2015 chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 527.541triệu đồng.

Giai đoạn 2013 – 2015, phòng giao dịch Tây Sơn - MB chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn, do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tập, rủi ro cao. Nên hầu hết các ngân hàng đều hạn chế giảm tỉ trọng cho vay dài hạn

Cho vay các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn vào các năm 2013 và năm 2015. Năm 2014 cho vay cá nhân là 367.585triệu đồng, trong khi cho vay các tổ chức kinh tế là 197.062triệu đồng ứng với 34,9%. Năm 2015, cho vay các tổ chức kinh tế có phần tăng nhẹ, chiếm 40,15%. Mặc dù đối tượng cho vay bị thu hẹp do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và do tình hình sản xuất đình đốn, phòng giao dịch Tây Sơn – MB vẫn tăng trưởng dư nợ khá tốt. Cơ cấu cho vay được cải thiện, thể hiện nỗ lực của Ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của MB ln nằm trong mức kiểm sốt và thuộc nhóm thấp nhất trong tồn hệ thống. Cụ thể, thời điểm 31/12/ 2013 tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 0,79%; tỷ lệ nợ xấu là 0,58%. Tại thời điểm 31/12/2014 nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 2,12 %, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,77%; và cùng kỳ năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn của phòng Giao dịch Tây Sơn – MB là 2,27%; tỷ lệ nợ xấu là 0,92%. Từ những con số trên ta thấy, tỷ lệ các nhóm nợ 3,4,5 của Phòng giao dịch ln được duy trì ở mức an tồn.

Nhưng phần lớn cho vay của phòng giao dịch vẫn là VNĐ, trong khi đó cho vay bằng ngoại tệ là khoản đem lại lợi nhuân cao cho ngân hàng thì vẫn chưa được đẩy mạnh. Trong năm 2013 là 85.734 triệu đồng (16,42%) đến năm 2014 đã giảm còn 80.180 triệu đồng(chiếm 14,12%) và sang 2015 chỉ còn là 49.126 triệu đồng (9,28%). Chính vì thế cần phải nỗ lực và đẩy mạnh hơn nữa cho vay bằng ngoại tệ.

b. Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn

Với chính sách tín dụng chặt chẽ mang tín chất thận trọng, với hệ thống công nghệ, bộ máy quản lý nợ hoạt động khá hiệu quả, các khoản nợ xấu tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn phát sinh rất thấp và được quản lý thu hồi tốt.

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay KHCN tại ngân hàng TMCPMB- Phòng giao dịch Tây Sơn giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng

STT Các chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

1 Dư nợ cho vay KHCN 520.990 562.953 527.841

2 Dư nợ xấu cho vay KHCN 3.030 8.865 4.871

Trong đó:

Nợ nhóm 3: 697 1.863 794

Nợ nhóm 4: 1.254 2.879 2.066

Nợ nhóm 5: 1.079 4.123 2.011

3 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ KHCN 0,58% 1,57% 0,93%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – MB - Phòng giao dịch Tây Sơn )

Dư nợ xấu tại ngày 31/12/2013 đạt 3.030 triệu đồng tương đương với 0,58% Dư nợ cho vay KHCN. Tại 31/12/2014, Dư nợ xấu tăng 5.835 triệu đồng so với năm 2013, đạt 8.865 triệu đồng tương đương 1,57%. Tính đến 31/12/2015 nợ xấu cho vay KHCN tại MB - Phòng giao dịch Tây Sơnlà4.871 triệu đồng chiếm 0,93% dư nợ cho vay KHCN và giảm 3.994 triệu đồng so với năm 2014. So sánh với Chỉ tiêu về nợ xấu của MB – Chi nhánh Đống Đa thì tỷ lệ nợ xấu của MB - Phòng giao dịch Tây Sơnqua các năm đều năm trong miền kiểm soát tỷ lệ nợ xấu chung của toàn chi nhánh.

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn

Với các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua MB – Phòng giao dịch Tây Sơn đã đạt được một số kết quả trong hoạt động cho vay KHCN như sau:

Thứ nhất, dư nợ cho vay KHCN có quy mơ tương đối cao với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá đều cùng với việc xem xét tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ có thể đánh giá hoạt động cho vay KHCN của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn khá phát triển và là một trong những PGD đi đầu của Chi nhánh. Thứ hai, MB – Phòng giao dịch Tây Sơn được đánh giá là đơn vị cung cấp rất đa dạng các sản phẩm tín dụng cá nhân phục vụ khá tốt các nhu cầu của người vay vốn. Cùng với sự phát triển của MB, MB chi nhánh thì MB – Phòng giao dịch Tây Sơn luôn đi đầu trong việc áp dụng những sản phẩm mới , một số sản phẩm tín dụng cá nhân được xem như là thế mạnh cạnh tranh của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn như cho vay trả góp bổ sung vốn kinh doanh, cho vay trả gốc linh hoạt, cho vay du học , cho vay đầu tư vàng. Chính việc liên tục triển khai áp dụng các sản phẩm mới, số lượng khách hàng quan hệ tín dụng với MB – Phòng giao dịch Tây Sơn ngày càng tăng, dư nợ cho vay KHCN của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn ln được duy trì ở mức khá cao trước những tác động của quy định, chính sách của NHNN đối với cho vay KHCN (chẳng hạn như quy định của NHNN về hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán )

Thứ ba , thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN đạt mức cao và có sự tăng trưởng tốt, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn đạt được hiệu quả về mặt kinh tế cao

Thứ tư, chất lượng tín dụng là đặc điểm nổi bật trong hoạt đông cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn mà không nhiều chi nhánh NHTM trên địa bàn đạt được. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp phản ánh hệ qủa của chính sách cho vay chặt chẽ, của công tác thẩm định, phê duyệt và quản lý tín dụng được tổ chức khá hiệu quả.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Với các kết qủa đạt được, MB – Phòng giao dịch Tây Sơn được đánh giá là đơn vị có hoạt động cho vay KHCN khá phát triển trên địa bàn Hà Nội với dư nợ

khá, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ và có chất lượng tín dụng tốt. Tuy vậy, những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của MB do còn những hạn chế sau:

Một là, hoạt động tại thị trường Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị lớn thứ hai của cả nước và là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động cho vay KHCN tuy vậy dư nợ cho vay KHCN của MB – PGD Tây Sơn nói riêng và MB chi nhánh Đống Đa nói chung chưa thực sự lớn , chưa tương xứng vị thế của MB vốn vẫn được coi là ngân hàng có hoạt động cho vay KHCN phát triển

Hai là, trong cơ cấu dư nợ KHCN, dư nợ của các sản phẩm “ nhạy cảm” chịu ảnh hưởng lớn của chính sách quản lý của NHNN như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư vàng, cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn, dư nợ của các nhóm sản phẩm này chiếm tới 57% dư nợ KHCN. Nếu trong trường hợp, NHNN áp dụng chính sách hạn chế cho vay đối với những sản phẩm này (như đã áp dụng đối với sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khốn) thì dư nợ cho vay KHCN của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Ba là, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng kéo dài, gây tâm lý không tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu cần vốn nhanh. Đây là điểm kém cạnh tranh của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn so với các ngân hàng khác.

Năm là, mặc dù nợ xấu của MB – Phòng giao dịch Tây Sơn ở mức thấp, song hiện tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn vẫn thực hiện phương pháp phân loại nhóm nợ theo định lượng mà chưa thực hiện theo phương pháp định tính ( theo điều 7 Quyết định 493) nên nợ xấu cũng còn nhiều tiềm ẩn.

Với các hạn chế nêu trên, có thể đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại MB – Phòng giao dịch Tây Sơn chưa thực sự được mở rộng, các hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội có sự cạnh tranh rất gay gắt. Hà Nội là nơi có mạng lưới hoạt động của ngân hàng dày đặc và là nơi đặt trụ

sở chính của nhiều NHTM. Tính đến hiện tại trên địa bàn Hà Nội (Hà Nội cũ ) có khoảng 1300 điểm giao dịch của 80 TCTD, có 5 NHTM Nhà Nước và 8 NHTMCP đặt trụ sở chính. Các NHTMCP có trụ sở chính tại Hà Nội như Techcombank, ACB, VIB, VPBank,... trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Với lợi thế có trụ sở chính tại Hà Nội, các ngân hàng này đã tập trung nhiều nguồn lực: mạng lưới, nhân sự, tài chính và các hoạt động marketing do đó đã tạo dựng được hình ảnh, danh tiếng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động cho vay KHCN trên địa bàn Hà Nội. Các NHTM Nhà Nước cũng đang có những bước chuyển mình và chú trọng hơn đến thị trường bán lẻ trước đây đã bỏ ngỏ, thờ ơ. Một đặc điểm nữa, tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường cho vay KHCN tại Hà Nội là sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường này như HSBC, ANZ, Standard Charter Bank,... các ngân hàng nước ngồi với thế mạnh về cơng nghệ, kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ đang dần thu hút được sự quan tâm cuả khách hàng vay vốn.

Thứ hai, mơi trường văn hố xã hội Hà Nội có sự khác biệt. Đánh giá một cách tổng thể hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng của các NHTM tại Hà Nội không phát triển như tại TPHCM mà một trong những nguyên nhân là yếu tố môi trường văn hố xã hội tại hai khu vực có sự khác nhau đáng kể. Tại Hà Nội, chiếm tỷ trọng lớn trong dân số là các công chức nhà nước, hoạt động kinh doanh cá thể có quy mơ nhỏ do đó nhu cầu về vốn vay khơng cao. Dân cư tại Hà Nội có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, tâm lý tiết kiệm cao hơn tiêu dùng , chi tiêu chủ yếu bằng tiền tiết kiệm được và không sẵn sàng đi vay ngân hàng để tiêu dùng. Thực tế cho thấy trong nhiều năm, tiền gửi từ dân cư trong hệ thống ngân hàng Hà Nội thường cao hơn tại TPHCM, song dư nợ cho vay tại Hà Nội lại thấp hơn nhiều. Mặt khác, một yếu tố khiến cho hoạt động của các NHTMCP nói chung và MB nói riêng khó khăn hơn trên địa bàn là tâm lý chưa tin tưởng vào hệ thống NHTMCP xuất phát từ việc sụp đổ của hệ thống các Quỹ Tín dung Nhân Dân trước

đây, do đó mà người dân Hà Nội thường tìm đến các NHTM Nhà Nước mỗi khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng,

Thứ ba, các vấn đề thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay. Điều đầu tiên phải nói đến là tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và các thủ tục liên quan: sang tên, nộp thuế, ... tại Hà Nội rất

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – phòng giao dịch tây sơn (2) (Trang 49 - 66)