Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng chi nhánh tp mỹ tho (Trang 46 - 51)

2.1.2.3 .Vai trị và ý nghĩa của tín dụng

4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm từ 2005-2007

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (2005-2007)

Đơn vị tính: Triệu đồng KHOẢN MỤC

NĂM CHÊNH LỆCH

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền % Số tiền %

Ngành nông nghiệp 29.855 57 38.425 50 46.633 65 8.570 28,71 8.208 21,36

+ Trồng trọt 5.971 20 7.685 20 9.327 20 1.714 28,71 1.642 21,37

+ Chăn nuôi 23.884 80 30.740 80 37.306 80 6.856 28,71 6.566 21,35

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 7.593 14 9.440 12 7.809 10 1.847 24,33 (1.631) (17,28) Ngành thương nghiệp, dịch vụ 7.204 14 14.369 19 8.541 12 7.165 99,46 (5.828) (40,56) Ngành thương mại, dịch vụ 3.309 6 4.993 7 1.162 2 1.684 50,89 (3.831) (76,73)

Ngành công nghiệp chế biến 2.607 5 4.883 6 5.186 7 2.276 87,30 303 6,21

Ngành khác 2.056 4 4.260 6 2.961 4 2.204 107,20 (1.299) (30,49)

Tổng 52.624 100 76.370 100 72.292 100 23.746 45,12 (4.078) (5,34)

Biểu đồ 6: Biểu đồ tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (2005-2007) Năm 2005 NN 57% CN, T T CN 14% T N, DV 14% T M, DV 6% CNCB 5% NK 4% Năm 2006 NN 50% CN, T T CN 12% T N, DV 19% T M, DV 7% CNCB 6% NK 6% Năm 2007 NN 65% CN, T T CN 10% T N, DV 12% T M, DV 2% CNCB 7% NK 4%

(NN: Ngành nông nghiệp; CN, TTCN: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; TN, DV: Ngành thương nghiệp, dịch vụ; TM, DV: Ngành thương mại, dịch vụ; CNCB: Ngành công nghiệp chế biến; NK: Ngành khác)

Qua bảng 6 ta thấy doanh số thu nợ ngành nông nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất từ 50%-64% và liên tục tăng qua 3 năm. Do đại đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ nông dân sản xuất nơng nghiệp, là những khách hàng truyền thống có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng và cũng phù hợp với đặc điểm doanh số cho vay ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ đạt 29.855 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 do người dân làm ăn thuận lợi, được giá nên doanh số thu nợ ngành này tăng lên đáng kể, đạt 38.425 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50%, tăng 8.570 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 28,71% . Tuy nhiên tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp trong năm 2006 giảm do trong năm này ngành nơng nghiệp gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh như bệnh cúm gia cầm, lỡ mịm long móng, q trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả… đã ảnh hưởng đến hiệu quả ni trồng của người nơng dân. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nợ của Ngân hàng. Sang năm 2007, doanh số thu nợ là 46.633 triệu đồng với tỷ trọng là 65% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 8.208 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 21,36%, tuy năm 2007 doanh số thu nợ tăng ít hơn năm 2006 nhưng doanh số thu nợ ngành này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ năm 2007.

Kế đến là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ. Doanh số thu nợ của các ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ tại chi nhánh dao động từ 10%-18% và tăng giảm không ổn định qua 3 năm tăng trong năm 2006, giảm trong năm 2007. Nguyên nhân là do đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong năm 2006 Ngân hàng tăng các khoản vay để người dân mạnh dạng đầu tư vào lĩnh vực này, thêm vào đó người dân có kinh nghiệm kĩ thuật nên thu lợi nhuận cao làm cho các khoản vay cũng thu được nhiều. Đến năm 2007, do nhu cầu vay vốn ngành này năm 2007 giảm mạnh nên doanh số thu nợ năm 2007 giảm so với năm 2006.

Cịn đối với ngành thương nghiệp, dịch vụ thì như đã trình bày ở phần doanh số cho vay, khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh

nghiệp tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh có quy mơ sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ, tiềm lực vốn không mạnh nên họ rất dè chừng trước những biến động của thị trường. Năm 2005 và năm 2006 là thời kỳ kinh tế xã hội địa phương phát triển ổn định nên ra sức mở rộng hoạt động kinh doanh, lại làm ăn có hiệu quả nên vay nợ nhiều mà trả nợ cũng rất tốt. Năm 2007 là năm bản lề của Việt Nam trước khi hội nhập, các khách hàng này lại e ngại việc môi trường pháp lý, mơi trường đầu tư có nhiều thay đổi nên có phần dè dặt trong kinh doanh khiến cho việc kinh doanh tạm thời chững lại việc trả nợ Ngân hàng không được tuân thủ tốt làm cho doanh số thu nợ giảm xuống.

Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh số thu nợ là ngành thương mại, dịch vụ; ngành công nghiệp chế biến và ngành khác với tỷ trọng từ 1%-7%. Trong đó ngành cơng nghiệp chế biến có doanh số thu nợ tăng liên tục qua 3 năm do đây là một trong những ngành được ưu tiên phát triển ở địa phương nên các doanh nghiệp khách hàng của Ngân hàng có được điều kiện kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả cao, nhu cầu vốn tăng và việc trả nợ Ngân hàng cũng đầy đủ. Đối với ngành thương mại, dịch vụ và ngành khác thì doanh số thu nợ tăng trong năm 2006 và lại giảm trong năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2006 ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn phát triển rất mạnh, khách hàng làm ăn có hiệu quả nên tạo điều kiện cho họ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến năm 2007, do tình hình thu nhập tăng những nhà đầu tư tư nhân, tiểu thương có tích luỹ cao hơn nhưng lại khơng đầu tư mở rộng cho nên cho vay đối tượng này giảm từ đó doanh số thu nợ này giảm.

Nhìn chung, khả năng thu nợ tại Ngân hàng cao. Đạt được thành tích như trên là do Ngân hàng đã có những chính sách thu nợ thích hợp, cán bộ tín dụng tích cực trong việc đơn đốc khách hàng trả nợ, gửi giấy báo nợ trước khi đến hạn từ 7 - 15 ngày để khách hàng có thời gian chuẩn bị, thời gian cho vay cũng như thời gian thu hồi nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay. Từ đó tăng hiệu quả kinh tế của người vay, Ngân hàng đã lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Mặc khác đa phần khách hàng vay vốn của Ngân hàng đều là khách hàng truyền thống, có uy tín, làm ăn có hiệu quả vì vậy mà cơng tác thu hồi nợ của chi nhánh trong những năm qua tương đối cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng chi nhánh tp mỹ tho (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)