Nguyên nhân làm giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN Việt Nam (Trang 35 - 37)

triển của doanh nghiệp nhà nước.

Thực tế cho thấy mặc dù hưởng nhiều ưu đãi nhưng hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.Trong nhiều nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển,hoạt động huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, có một số nguyên nhân chính chủ yếu sau đây.

1. Về quản lý ở tầm vĩ mô:

Thứ nhất, công tác quy hoạch đầu tư chưa được chú trọng và còn bất hợp lý. Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển ngành vùng còn chưa căn cứ vào thực tế cung cầu thị trường, điều này dẫn đến hoạt động đầu tư chồng chéo, thất thoát nhiều, hiệu quả đầu tư giảm.

Thứ hai, cơ chế quản lý vốn trong doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập,chưa thích ứng với cơ chế thị trường.Thể hiện:Một là, vai trò chủ sở hữu về vốn, tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không rõ ràng và còn nhiều chồng chéo, chế độ đại diện chủ sở hữu gián tiếp nhiều khi gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp,làm giảm tính năng động của kinh tế nhà nước.Hai là,nhà nước vừa làm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, vừa chủ sỏ hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nên vừa can thiệp quá sâu vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa buông lỏng khâu kiểm tra giám sát.

Thứ ba, những nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Một số chính sách hiện tại chưa

giữa luật doanh nghiệp nhà nước(2003) và luật DN (2005),luật tiền lương,luật phá sản, luật đấu thầu…

Thứ tư,ngoài mục tiêu kinh doanh như các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp nhà nước còn có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ xã hội. Theo đuổi nhiều mục tiêu nên hiệu quả kinh doanh hiệu quả đầu tư thường thấp. Đây cũng chính là cái cớ để các nhà quản lý biện hộ cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của mình.

2.Về quản lý vi mô ở doanh nghiệp:

Thứ nhất,tình hình tài chính không minh bạch,thiếu lành mạnh là trở ngại lớn nhất cho hoạt động huy động vốn ở doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này liên quan đến công nợ, số nợ “khoanh”, nợ “treo” không được giải quyết dứt điểm.Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, doanh nghiệp nhà nước có các khoản nợ phải trả và phải thu đều rất lớn và có xung hướng tăng, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn, khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, do đó còn ảnh hưởng tới cả hiệu quả đầu tư trong tương lai.

Thứ hai, công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư theo dự án của nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện theo đúng thủ tục quy định. Công tác thẩm định, đấu thầu còn tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn những nguy cơ làm suy giảm hiệu quả hoạt động đầu tư, dẫn đến giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn.

Thứ ba,do những yếu kém về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và trình độ tay nghề của CBCNV trong doanh nghiệp nhà nước.Trình độ của một bộ phận không ít cán bộ điều hành quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường, gây suy giảm, thất thoát trong sử dụng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN Việt Nam (Trang 35 - 37)