Các chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy (Trang 25 - 27)

Trong nền kinh tế thị trường muốn có lợi nhuận cao và tồn tại lâu dài, các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh, tồn tại trên thị truờng. Do đó vấn đề giá thành và hạ giá thành là rất quan trọng. Ta có thể đánh giá được tình hình tăng giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của công ty qua bảng sau:

BẢNG 09: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CPSX VÀ HẠ GTSP NĂM 2006 - 2007

ĐVT:VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tăng ( Giảm)So sánh %

Chi phí NVL trực tiếp 15.393.539.840 9.721.872.413 ( 5.671.667.427 ) 36.84 Chi phí NC trực tiếp 1.227.802.467 1.127.274.648 ( 100.527.819 ) 8.19 Chi phí SXC 2.794.903.140 2.262.560.003 ( 532.343.137 ) 19.05 Chi phí QLDN 4.416.951.287 2.304.265.544 ( 2.112.685.743 ) 47.83 Giá thành thực tế 19.416.254.447 13.111.707.064 ( 6.304.538.383 ) 32.47. Tổng chi phí 23.833.196.734 15.415.972.608 ( 8.417.224.126 ) 35.32 Doanh thu thuần 22.443.979.439 17.165.454.305 ( 5.278.525.130 ) 23.52 Lãi ( Lỗ ) (1.389.217.314) 1.749.481.697 360.264.383 Giá thành T.Tế/ DTT(%) 82.28 76.37 - 5.91 Tổng chi phí / DTT(%) 106.2 89.8 -16.4

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )

Giá thành phản ánh toàn bộ các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện một sản phẩm nên việc quản lý tốt chi phí sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hạ giá thành sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạn tranh, doanh nghiệp có điều kiện hạ thấp giá bán như vậy sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của đồng vốn bỏ ra. Hạ giá thành sẽ tiết kiệm các khoản chi phí về vật tư, chi phí quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

ĐH Kinh Doanh & Công Nghê Luận văn tốt nghiệp

Khi so sánh kết quả kinh doanh ở bảng 09 ta thấy, giá thành thực tế năm 2006 và 2007 giảm 32.47 % tương ứng với 6.304.538.383 đồng, có được điều này là do công ty đã tiết kiệm khá tốt các khoản chi phí phục vụ cho việc tạo nên sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 36.84 % tương ứng 5.671.667.427 đồng, chi phí sản xuất chung giảm 19.08 % tuơng đương với 532.343.137 đồng, chi phí nhân công trực tiếp giảm 8.19% tương ứng 100.527.819 đồng. Giá thành thực tế so với DTT năm 2006 chiếm 82.28%, năm 2007 chiếm 76.37% giảm 5.91%, sở dĩ DTT năm 2007 giảm 23.52% là do doanh nghiệp giảm sản lượng sản xuất và tiêu thụ thấp. Tốc độ tăng của doanh thu trong năm 2007 nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, điều này cho thấy trong năm 2007 mặc dù sản lượng sản xuất thấp hơn nhưng lại mang hiệu quả kinh tế. Nhìn chung việc thực hiện quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là tương đối tốt.

ĐH Kinh Doanh & Công Nghê Luận văn tốt nghiệp Chương III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CPSX & HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CPĐT XÂY LÝ CPSX & HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CPĐT XÂY

DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy (Trang 25 - 27)