Về hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Trang 34 - 37)

Pháp luật về đầu tư của các nước thừa nhận một số hình thức đầu tư phổ biến sau [29]:

- Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của ĐTTTRNN trên thế giới từ trước đến nay. Nó là cơng cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngồi một cách hiệu quả thơng qua hoạt động hợp tác. Giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà; khơng mất thời gian và

chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, đồng thời chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: DN 100% vốn nước ngồi cũng là hình thức được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá ở mức độ cạnh tranh…Ưu điểm dễ nhận thấy của hình thức này là nhà đầu tư chủ động trong quản lý điều hành, triển khai nhanh dự án và được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của doanh nghiệp.

- Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.

- Đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao): Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một cơng trình mà thường do Chính phủ thực hiện. Cơng trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành DN sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho Chính phủ. Ngồi hợp đồng BOT cịn có BTO, BT.

- Đầu tư thơng qua mơ hình cơng ty mẹ và con: Đây là một trong những mơ hình tổ chức quản lý được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

- Hình thức chi nhánh cơng ty nước ngồi: Hình thức này được phân biệt với hình thức cơng ty con 100% vốn nước ngồi ở chỗ chi nhánh khơng đuợc coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con là một pháp nhân độc lập nên việc thành lập chi nhánh đơn giản hơn vì chỉ phải thơng qua đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.

- Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập: Đây là hình thức đầu tư có u cầu cao về năng lực tài chính. Tuy nhiên lại được đánh giá là hình thức phù hợp nhất với hoạt động ĐTTTRNN của các quốc gia đang phát triển như nước ta.

Pháp luật về ĐTTTRNN ở Việt Nam khơng có quy định trực tiếp nào về hình thức đầu tư, song về nguyên tắc pháp luật Việt Nam cho phép ĐTTTRNN dưới các hình thức:

- Một là, đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới dưới dạng thành lập

một doanh nghiệp 1 chủ (độc doanh) hoặc thành lập công ty (liên doanh);

- Hai là, đầu tư thông qua hoạt động hợp tác kinh doanh với các đối tác

của nước tiếp nhận khác (hợp doanh);

- Ba là, mua cổ phần, góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý và điều

hành các doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư;

- Bốn là, thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp

của nước sở tại;

Mỗi hình thức đầu tư có những ưu nhược điểm riêng và áp dụng trong các trường hợp khác nhau. Trong đó hình thức mua lại và sáp nhập là một hình thức được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và là hình thức mà một số cơng ty ở các nước đang phát triển sử dụng để nhanh chóng tiếp cận cơng nghệ hiện đại và sở hữu các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay hình thức này lại ít được các nhà đầu tư lựa chọn do khả năng tài chính của các DN Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Tính đến cuối năm 2004, Bộ KH – ĐT đã cấp giấy phép cho 115 dự án ĐTRNN. Trong số đó có 111 dự án cịn hiệu lực, được chia thành 3 loại đầu tư: đầu tư 100% vốn tại nước ngoài gồm 51 dự án; liên doanh với nước ngoài gồm 44 dự án; hợp đồng, hợp tác kinh doanh, phân chia sản phẩm gồm 16 dự án. Như vậy hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới vẫn là hình thức được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất và đáng tiếc là chưa có DN nào sử dụng hình thức mua lại và sáp nhập để nhanh chóng tiếp cận cơng nghệ hiện đại hay sở hữu được

thương hiệu nổi tiếng như các công ty Daewoo, TCL hay Lenovo đã thực hiện [12].

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)