b. Hạn chế: Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động
3.2.2. Phải giải quyết được mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và cạnh tranh bằng một văn bản pháp luật riêng
mại và cạnh tranh bằng một văn bản pháp luật riêng
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM, hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ và hoạt động cạnh tranh. Tuy nhiên, việc áp dụng phối hợp các văn bản này không phải lúc nào cũng thực hiện được trong thực tiễn.
Về nguyên tắc, Luật Cạnh tranh có thể hỗ trợ điều chỉnh hoạt động NQTM. Những quy định về vấn đề hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh khơng lành mạnh mang tính định tính như: thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh... luôn đúng
với tất cả mọi ngành kinh tế. Nhưng khi bắt đầu đi vào lĩnh vực NQTM, do đây là một hoạt động phức tạp với nhiều đặc thù riêng, việc áp dụng lại trở nên khó khăn.
Kết quả tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển đã đi trước chúng ta trong các lĩnh vực này cho thấy: pháp luật của họ có giải pháp để giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa NQTM và cạnh tranh.
Trong pháp luật Mỹ, bên cạnh các văn bản về chống độc quyền, các án lệ cũng đóng góp tích cực vào việc tạo ra khn khổ pháp luật để giải quyết mối quan hệ giữa NQTM và vấn đề độc quyền [15, tr. 772-805].
Pháp luật EU có văn bản riêng để điều chỉnh vấn đề này. Ngay từ khi thành lập năm 1957, EEC đã có quy định chung của cộng đồng về chống độc quyền, tại các Điều 85, 86 và một số điều khoản khác của Hiệp ước EC, nay là các Điều từ 81 đến 89 Hiệp ước EC sửa đổi. Tuy nhiên, thực tiễn hội nhập kinh tế khu vực và phát triển kinh tế của EU cho thấy: các Điều từ 81 đến 89 nêu trên không thể bao quát hết và điều chỉnh đầy đủ các lĩnh vực phức tạp của hoạt động thương mại có thể phát sinh độc quyền. Các tranh chấp trong khn khổ Tồ án châu Âu vào những năm 80 của thế kỷ XX cho thấy: Nhiều hợp đồng NQTM ở châu Âu trong thời kỳ này đã “chạy thoát” khỏi phạm vi điều chỉnh của Điều 81. Do đó, cần phải có những quy định của luật cộng đồng điều chỉnh riêng về NQTM để hỗ trợ cho Điều 81. Nói cách khác, phải có quy định pháp luật giải quyết mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh.
- Khoản 1 quy định về các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. Hợp đồng NQTM thường là thuộc phạm vi điều chỉnh của Khoản 1 này.
- Khoản 3 quy định về các trường hợp miễn trừ.
Khi giải quyết mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh, nhà lập pháp châu Âu thấy rằng: hợp đồng NQTM làm phát sinh độc quyền (do đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Khoản 1 Điều 81), tuy nhiên hợp đồng NQTM mang lại lợi ích nhất định cho cộng đồng, bởi vì hợp đồng NQTM góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, và thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. Do đó, sự độc quyền phát sinh từ hợp đồng NQTM có thể chấp nhận được theo quy định của Khoản 3 Điều 81. Vì vậy, cần phải xây dựng một Quy chế áp dụng Điều 81 Khoản 3 đối với hợp đồng NQTM. Uỷ ban châu Âu đã ban hành Nghị định số 4087/88 về việc áp dụng Điều 81 Khoản 3 đối với hợp đồng NQTM, theo đó một số hạn chế cạnh tranh trong hợp dồng NQTM được tự động miễn trừ. Cuối năm 1999, đầu năm 2000, trên cơ sở cải cách pháp luật cạnh tranh của EU, Uỷ ban châu Âu ban hành Nghị định số 2790/1999 về việc áp dụng Điều 81 Khoản 3 cho các thoả thuận theo chiều dọc và Hướng dẫn đối với Nghị định này để điều chỉnh các hợp đồng NQTM [5].
Pháp luật của nhiều nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… đều có những quy định riêng điều chỉnh khía cạnh cạnh tranh trong hoạt động NQTM. [2]
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động NQTM và trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật các nước, có thể thấy, pháp luật Việt Nam nên có những quy định pháp luật riêng để giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về NQTM.
Khi điều chỉnh những hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động NQTM, có thể cân nhắc xem xét một số điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật cần phải xác định được các dạng hành vi làm bóp
méo cạnh tranh khác nhau có thể xảy ra khi tiến hành hoạt động NQTM. Các dạng hành vi tiêu biểu có thể kể đến là: thỏa thuận nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM, thỏa thuận phân chia khu vực kinh doanh, thỏa thuận phân chia khách hàng, thỏa thuận ấn định giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ của bên nhận quyền… Cần có miêu tả cụ thể, làm rõ đối với từng dạng hành vi để tạo thuận lợi cho việc áp dụng.
Thứ hai, quy định cụ thể những hành vi bị cấm, những hành vi được phép
thực hiện và giới hạn được phép của những hành vi đó. Khi xem xét việc ngăn cấm hay cho phép thực hiện các hành vi này, cần có sự cân nhắc giữa tác động bất lợi của chúng đối với sự cạnh tranh và những lợi ích mà chúng mang lại, đó là tác dụng cần thiết để thực hiện quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với hệ thống NQTM, duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, từ đó góp phần phát triển kinh tế, tạo ra việc làm cho người lao động. Ví dụ: có thể cho phép các bên thoả thuận theo đó bên nhượng quyền có thể buộc bên nhận quyền phải mua những hàng hố, ngun liệu mà chúng có liên quan mật thiết, đóng vai trị quan trọng tạo nên chất lượng đặc trưng của hàng hố/dịch vụ là đối tượng của quyền thương mại (ví dụ như 11 loại gia vị trong món gà rán của KFC là thành phần bắt buộc các bên nhận quyền phải mua từ bên nhượng quyền mà không vi phạm pháp luật). Việc quy định cụ thể những giới hạn này sẽ tạo cơ sở cho các chủ thể khi tiến hành ký kết hợp đồng đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên.
Thứ ba, cần làm rõ khái niệm thị phần kết hợp trong NQTM. Thị trường
được xác định đó là thị trường của hàng hóa/dịch vụ do các bên nhận quyền bán, thị trường của quyền thương mại, hay là thị trường của quyền thương mại chung? Quyền thương mại được nhượng bao gồm một gói các yếu tố khác nhau. Vậy, thị phần sẽ được tính như thế nào? Ví dụ như đối với hoạt động
nhượng quyền hệ thống nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh, thì đó là phần trăm thị trường của bánh hamburger, của đồ ăn nhanh, hay của dịch vụ nhà hàng?