- Tâm lý khách hàng Mỹ khi mua hàng thủy sản:
PHẨM THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
III.1 NHỮNG GIẢI PHÁP Ở TẦM VĨ MÔ: III.1.1.Kiến nghị với Chính phủ:
III.1.1.Kiến nghị với Chính phủ:
Chính phủ cần giúp đỡ các thương nhân tìm kiếm thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngồi.
Để nhanh chóng mở rộng thị trường, tăng KNXK trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện đường lối đối ngoại cởi mở, hịa nhập với thế giới, chính phủ cần có những chính sách tập trung vào những vấn đề sau:
-Thành lập quỹ hỗ trợ mở rộng thị trường trích từ thuế xuất khẩu, hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị cao thâm nhập được vào thị trường Mỹ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những cơ sở chế biến thủy sản thực hiện đầu tư theo chiều sâu
-Chính sách huy động nguồn vốn và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất: nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với những vùng cịn nhiều khó khăn. Cần có những ưu đãi tín dụng và vay vốn để giúp các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu có điều kiện đầu tư cho nuôi trồng, đánh bắt xa bờ cũng như nâng cấp, thay đổi trang thiết bị công nghệ chế biến các mặt hàng thủy sản có chất lượng cao. Cần định hướng đầu tư thích hợp cho đổi mới công nghệ. Nâng cấp các điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt lao động chân tay để tăng khả năng cho hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
-Hiệp hội Thủy Sản phải thật sự là chỗ dựa cho các doanh nghiệp trong ngành, phải cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cần thiết về thị trường, khách hàng. hợp tác với các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về nguồn phân chia nguyên liệu, thị trường, tránh những trường hợp cạnh tranh lẫn nhau làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam hoặc để cho các khách hàng nước ngoài ép giá.
-Nhà nước cần có những chính sách vĩ mơ phù hợp như chính sách thị trường, tài chính, ngân hàng để khuyến khích phát triển tiềm năng ngành thủy sản, những chính sách sách này phải được ổn định lâu dài, để các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh. Việc tạo sản phẩm có chất lượng cao, đầu tư thiết bị hiện
đại…cần một chính sách tài chính hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp, đây cũng là nhu cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ngành thủy sản.
III.1.2.Kiến nghị với Bộ Thủy Sản:
Tổ chức thông tin tiếp thị thủy sản xây dựng những trung tâm thương mại thủy sản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cán bộ thương nhân tiếp thị và bán hàng đến tay người tiêu dùng, giảm bớt tầng nấc trung gian, lái buôn.
Tổ chức chợ cá bán đấu giá đàu tư xây dựng hệ thống chợ cá atị các bến cá với đầy đủ các tiện nghi cần thiết như cơ sở nước đá, khu xử lý chất thải, khu vực phân loại, khu vực chào hàng rao giá, bán đấu giá, khu vực giao tiếp nghỉ ngơi, giải trí dành cho người buôn bán.
Bộ có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác của tỉnh được thuê tàu trần và chuyên gia nước ngoài để đào tạo ngư dân khai thác xa bờ.
III.1.3.Kiến nghị với UBND tỉnh và các ngành có liên quan:
Ngân hàng Nhà nước ngồi hình thức cho vay hiện hành nên nghiên cứu một quy chế cho những quy chế cho những ngư dân nghèo, khơng có cơng cụ sản xuất được vay vốn để mua sắm mới công cụ sản xuất. nên nghiên cứu hình thức cho vay, hỗ trợ vốn cho ngư dân đánh bắt xa bờ.
Tích cực hỗ trợ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá để sớm đưa vào hoạt động phục vụ yêu cầu phát triển chung của ngành và đất nước. nhanh chóng xây dựng hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề cá.
Đối với chương trình khai thác xa bờ, UBND tỉnh phải chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra đôn đốc các chủ dự án trả nợ đúng kế hoạch, kiên quyết không để một chủ dự án nào cố tình dây dưa, trốn tránh trách nhiệm.