Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực phát triển quan hệ kinh doanh của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam đến nay (Trang 35 - 42)

7. Kết cấu của luận án

3.2.2.2.Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực phát triển quan hệ kinh doanh của

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

3.2.2.2.Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực phát triển quan hệ kinh doanh của

Tổ chức hệ thống lưu trữ chứng từ đầy đủ và khoa học. Trang bị kiến thức pháp luật cho đội ngũ kinh doanh. Các doanh nghiệp lớn cần tuyển hoặc ký hợp đồng tư vấn với những luật sư giỏi. Tạo mối quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu để họ cùng với doanh nghiệp đối phó khi xảy ra các tranh chấp thương mại. Cần chủ động và tích cực tham gia ngay từ đầu nếu có tranh tụng xảy ra.

3.2.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực phát triển quan hệ kinh doanh củaDNXKTS Việt Nam DNXKTS Việt Nam

Doanh nghiệp cần tạo nên mối liên kết với nguồn cung cấp thủy sản trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của đối tác và thực thi nghiêm túc những cam kết của mình. Tập trung nỗ lực để kết nối với chuỗi cung ứng thuỷ sản toàn cầu. Phát triển quan hệ kinh doanh bằng cách tham gia các hội chợ quốc tế. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và tham gia vào tổ chức VASEP (nếu chưa tham gia).

3.2.1.3. Giải pháp 3: Tăng cường sức cạnh tranh thương hiệu của DNXKTS Việt Nam

Doanh nghiệp phải hiểu rõ ưu thế của mình, nắm được nhu cầu thị trường, hiểu được các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Giai đoạn đầu, doanh nghiệp có thể tiếp tục định vị theo chiến lược giá rẻ, chất lượng khá. Khi đã lớn mạnh, phải chuyển sang định vị theo chiến lược giá cao, chất lượng cao. Xây dựng những chương trình truyền thơng thương hiệu trên cơ sở tích hợp các cơng cụ quảng cáo, xúc tiến bán hàng, PR, bán hàng trực tiếp. Coi trọng vai trò hoạt động PR để thu phục tình cảm của khách hàng, đặc biệt là ở các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. VASEP cần nhân rộng mơ hình thương hiệu thành công.

Xây dựng hệ thống marketing ngang tầm nhiệm vụ. Nghiên cứu xây dựng mơ hình marketing chuyên nghiệp gồm 4 phòng chức năng cơ bản là: phòng Quan hệ cơng chúng (PR), phịng Quảng cáo, phòng Nghiên cứu marketing và phịng Xúc tiến bán hàng. Tổ chức thơng tin marketing tồn cơng ty để xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chương trình marketing. Xem trọng tuyển dụng Giám đốc marketing đáp ứng tốt nhiệm vụ. Thiết kế và hoàn chỉnh dần trang web. Đa dạng hoá phương tiện quảng cáo và quảng cáo bằng nhiều ngôn ngữ. Tham gia các triển lãm quốc tế, nhất là ở EU, Hoa Kỳ. Phát triển hệ thống phân phối, đặc biệt coi trọng việc lựa chọn đối tác thích hợp.

3.2.2.5. Giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực của DNXKTS Việt Nam

Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực để tạo sự chủ động. Tuyển dụng theo quy trình khoa học. Thơng qua việc nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài trợ cho các trường thuỷ sản và các trường khối kinh tế – thương mại để có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng cho nhân viên, đặc biệt là cán bộ quản lý chất lượng. Phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ. Tăng cường đào tạo theo đơn đặt hàng. Xây dựng văn hố bình đẳng, khuyến khích sáng tạo. Hồn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động.

3.2.2.6. Giải pháp 6: Nâng cao năng lực tài chính của DNXKTS Việt Nam

Theo kết quả khảo sát, năng lực tài chính của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam rất thấp. Theo Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ngành thuỷ sản Việt Nam cần thu hút đầu tư 54.000 tỷ VNĐ vốn thực hiện. Nguồn vốn này cần đa dạng hoá trong huy động, từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, từ người dân, từ nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược cạnh tranh – phát triển thị trường của DNXKTS Việt Nam

Vận dụng các công cụ để để hoạch định chiến lược nói chung và xây dựng chiến lược cạnh tranh nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn chiến lược chi phí thấp, chất lượng bình thường nhưng trông đợi lợi nhuận nhờ thị trường tăng trưởng nhanh. Doanh nghiệp lớn có thể chọn chiến lược thống lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược cạnh tranh của mình theo diễn biến thị trường. Trong những năm tới, EU là thị trường chiến lược truyền thống, cần phải tập trung khai thác; đồng thời điều chỉnh chiến lược xuất khẩu hướng sang các thị trường mới nổi như Đông Âu, Bắc Âu, Trung Đông và Trung Quốc.

3.2.3.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh liên kết giữa DNXKTS với nông dân – nhà cung ứng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu

Việc liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là vấn đề then chốt, trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên. Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, thu mua với giá cả bảo đảm cho nơng dân có lãi để nơng dân an tâm sản xuất. Bù lại, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo về nguồn nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. Để giải quyết tình trạng manh mún về nguyên liệu, doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ của nhà nước thông qua công tác quy hoạch.

3.2.3.3. Giải pháp 3: Phát triển dịch vụ kho lạnh để bảo quản nguyên liệu và sản phẩm trong xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp

Hệ thống kho lạnh có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp cần phát triển hệ thống kho lạnh cân đối với phát triển sản xuất, chế biến. Doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo mơ

hình Cơng ty LOTTE SEA LOGISTICS, hay Nhà máy chế biến thuỷ sản Bình An (Cần Thơ). Xây dựng kho ngoại quan ở nước ngoài để giảm thiểu trục trặc về thủ tục nhập hàng và sự phụ thuộc vào các trung gian phân phối.

3.2.3.4. Giải pháp 4: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chí “thuỷ sản xanh” đối với doanh nghiệp

Thực hiện các yêu cầu của EU về nhập khẩu thuỷ sản được đánh bắt hợp pháp (việc đánh bắt có phép) nhằm bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên. Các doanh nghiệp có ni thủy sản phải đảm bảo thức ăn sạch, không dùng các loại kháng sinh bị cấm. Trong lưu thông, cần loại bỏ kiểu thu mua thủy sản mang tính chụp giựt. Cần tuân thủ quy trình “chế biến xuất khẩu xanh” theo phương châm coi trọng con người và cuộc sống, bảo đảm quá trình chế biến sạch, phù hợp với các tiêu chí của thị trường.

3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1 Đối với nhà nước

Hỗ trợ hoạt động marketing cho doanh nghiệp

Nhà nước cần xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản quốc gia. Hỗ trợ doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường lớn. Triển khai chương trình thương mại điện tử.

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất

Nhà nước cần quy hoạch ngành ni thủy sản an tồn. Ban hành các quy định về nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế. Chấn chỉnh công tác quản lý thị trường nguyên liệu nuôi trồng thuỷ sản và đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ đánh bắt và nuôi trồng, phát triển hệ thống tư vấn dịch vụ. Giúp doanh nghiệp hiện đại hoá trang thiết bị đánh bắt, chế biến, đặc biệt là thiết bị

định vị, phân loại, bảo quản. Ban hành tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000.

Xây dựng hành lang pháp luật thơng thống cho xuất khẩu thuỷ sản

Nhà nước cần hồn thiện cơ chế chính sách, khung pháp lý theo yêu cầu của thị trường. Tiến hành cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, đổi mới quản lý xuất khẩu để tránh những thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp.

3.3.2. Đối với ngành thuỷ sản

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu

Ngành thuỷ sản cần xúc tiến xây dựng các bộ phim tài liệu để quảng bá về thuỷ sản Việt Nam, giúp doanh nghiệp tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế để xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường thế giới. Chương trình thương hiệu quốc gia phải tích hợp được các chương trình thương hiệu doanh nghiệp. VASEP phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức các sự kiện thủy sản Việt Nam (triển lãm, hội chợ…). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng hệ thống hạ tầng và dịch vụ xuất khẩu thuỷ sản

Ngành thuỷ sản cần tập trung xây dựng các cảng cá, các trung tâm thương mại thuỷ sản (như các chợ đầu mối, siêu thị thuỷ sản, …), đảm bảo cung cấp nước sạch cho chế biến, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Phát triển các dịch vụ tài chính, vận tải, logistics.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, DNXKTS Việt Nam đã có bước phát triển nhanh và mạnh mẽ, đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển của DNXKTS vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của đất nước, mà nguyên nhân chủ yếu là do NLCT còn thấp.

Để triển khai đo lường năng lực cạnh tranh, luận án đã sử dụng phương pháp ma trận do Thompson – Strickland đề xuất. Hai công việc quan trọng được thực hiện là: đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và đo lường một số yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng. Đối tượng khảo sát là các doanh nhân kinh doanh thuỷ sản và một số chuyên gia am hiểu vấn đề.

Kết quả khảo sát cho thấy, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, có một số điểm mạnh cần phát huy là: năng lực cạnh tranh về giá, năng lực quản trị, năng lực nghiên cứu và triển khai và năng lực cơng nghệ sản xuất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có những điểm yếu cần khắc phục là: năng lực xử lý tranh chấp thương mại, năng lực phát triển quan hệ kinh doanh, sức cạnh tranh thương hiệu, năng lực marketing và nguồn nhân lực.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, một số yếu tố mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là sự gia tăng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam; chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trước hết phải kể đến: sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường nguyên liệu; lạm phát gia tăng; việc quản lý mơi trường và an tồn vệ sinh thực phẩm chưa tốt; quản lý xuất nhập khẩu cịn nhiều bất cập; hệ thống giao thơng và cung

cấp điện, nước chưa đạt yêu cầu là những yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến các hoạt động khai thác và xuất khẩu thuỷ sản của nước ta.

Trong những năm tới, bên cạnh nhiều cơ hội lớn để phát triển, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Hàng rào phi thuế quan dựng lên ngày càng nhiều, tiêu chuẩn an tồn thực phẩm ngày càng khắt khe, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần phải tự thân là chính. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là quá trình phấn đấu lâu dài, với việc thực hiện đồng bộ nhiều khâu, tác động đến nhiều nhân tố. Trong quá trình này, giải pháp đối với từng doanh nghiệp không thể giống nhau.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp, đó là: -Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh, bao gồm 4 giải pháp;

-Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu, bao gồm 5 giải pháp; -Nhóm giải pháp hỗ trợ, gồm 4 giải pháp.

Các kiến nghị đối với nhà nước và ngành thuỷ sản cũng được đề cập trong luận án nhằm giúp cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nói riêng nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới./.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam đến nay (Trang 35 - 42)