2 Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam
2.3 Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam
may Việt Nam
2 .3.1 Triển vọng, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
-Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành dệt may
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4.9.1998 , mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là : Hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu trong nước về số lượng, chất lượng, giá cả và chủng loại, từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm , thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước.
Quan điểm chung về phát triển ngành dệt may Việt Nam là :
+Công nghiệp dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
+Phát triển cơng nghiệp dệt may theo hướng hiện đại hố và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu nội địa, thay thế nhập khẩu kết hợp với hướng ra xuất khẩu, hoà nhập vào sự phát triển thị trường khu vực và thế giới.
+Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng đa dạng sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp may và một số doanh nghiệp dệt.
+Phát triển công nghiệp dệt may gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế khác: Trồng bơng, dâu tơ tằm, ngành hố chất, cơ khí…
Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển chung, các mục tiêu cụ thể đặt ra cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 như sau :
Bảng 6 : Chi tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010
Đơn vị Năm
2000 2005 2010+Sản xuất +Sản xuất
Vải lụa Triệu mét 800 1330 2000 Sản phẩm dệt kim Triệu sản phẩm 70 150 210 Sản phẩm may(quy chuẩn) Triệu sản phẩm 580 780 1200 +Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2000 3000 4000 Hàng dệt Triệu USD 370 800 1000 Hàng may Triệu USD 1630 2200 3000
Nguồn : Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010, Bộ công nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu này , từ nay tới năm 2005, ngành dệt may phải có mức tăng trưởng bình qn 13%/năm từ năm 2005 đến 2010 tăng trưởng 14%/năm.
Về sản phẩm, các sản phẩm của ngành dệt may dự kiến sẽ phát triển theo sản lượng các loại. Các sản phẩm phải phấn đấu theo hướng đạt yêu cầu của ngành may xuất khẩu. Trong những năm tới tập trung vào sản xuất những mặt hàng cao cấp như: mặt hàng sợi bông 100%, sơ mi, T-shirt, Polo-shirt, Jean vải, hàng len và giả len… cho thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ … và nội địa, vải kỹ thuật, vải không dệt cho các nhu cầu đặc biệt và phụ liệu cho ngành dệt may, tạo điều kiện tăng tỷ lệ xuất khẩu FOB …
Để đạt được những mục tiêu trên, ngành dệt may cần 3973,3 triệu USD bao gồm : 756,9 triệu USD đầu tư chiều sâu, trong đó 709 triệu USD cho nâng cấp
thiết bị dệt và 47,9 triệu USD cho thiết bị may và 2516,4 triệu USD đầu tư mới, trong đó 2306,4 triệu USD cho lĩnh vực dệt và 210, 2 triệu USD cho may công nghiệp. Trong đó, từ nay đến năm 2000 tập trung đồng bộ thiết bị và hoàn chỉnh cơng nghiệp, tạo một số mặt hàng mũi nhọn có chất lượng, hiệu quả và uy tín trên thị trường, từ năm 2000-2005 là thời kỳ nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, phấn đấu tạo bước chuyển về chất của thiết bị và công nghệ; từ năm 2005 – 2010 là giai đoạn đầu tư tổng thể, tập trung đầu tư vào phần mềm thiết kế và công nghệ, theo tiêu chuẩn ISO 9000.
Trên cơ sở hiện trạng củng cố và phát triển các trung tâm công nghiệp dệt của cả nước là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và vùng duyên hải Miền Trung, các cơ sở may dự kiến được phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước, ưu tiên phát triển cơ sở may xuất khẩu tại những vùng gần bến cảng, sân bay, trục giao thơng chính thuận lợi cho xuất khẩu.
-Về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may
Ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là ngành có lợi thế so sánh cao nhờ các yếu tố sau :
+Nguồn lao động dồi dào và giá nhân cơng rẻ: có thể nói đây là lợi thế nổi bật của ngành dệt may Việt Nam . Tính đến năm 1997, dân số Việt Nam đã lên tới 73,355 triệu người trong đó có trên 42 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Người lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, khéo léo, ham học hỏi, tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ mới. Mức lương hiện nay ở Việt Nam vẫn còn ở mức khá thấp so với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực. Theo số liệu điều tra của JETRO (Nhật Bản) năm 1997 mức lương ở một số thành phố trong khu vực Châu Á , mức lương tối thiểu ở Hà Nội là 1,73USD / ngày, Jacácta là 1,65 USD / ngày, Băng Cốc 3,87 USD /ngày, Manila 5 USD/ ngày...
Lao động dồi dào và tiềm năng lương thấp là lợi thế mạnh cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn này để tiếp nhận sự chuyển dịch của ngành dệt may của các
nước phát triển và các nước NICs , thu hút vốn đầu tư cho sự phát triển của ngành.
Tuy cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998 đã làm cho Việt Nam mất đi phần nào lợi thế về giá nhân công so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong một hai năm tới lợi thế này có thể được khơi phục cùng với sự phục hồi kinh tế của các nước Châu Á.
Bên cạnh đó cũng cần phải nói rằng lợi thế về giá nhân công rẻ không phải là yếu tố ổn định trong cạnh tranh. Khi trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao, lợi thế về lao động sẽ khơng cịn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nữa.
+Vị trí địa lý và điều kiện giao lưu hàng hố: Việt Nam nằm trong khu vực Đơng Nam Á, khu vực trong những năm đầu thập kỷ 90 có tốc tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6-8%/năm, trong những năm qua và cũng là khu vực có dân số đơng nhất thế giới.
Nền kinh tế phát triển nhanh dẫn đến mức tiêu thụ hàng tiêu dùng trong đó hàng dệt may tăng với tốc độ vượt xa tốc độ tăng tiêu thụ của các nước Châu Mỹ hay Châu Âu.
Vị trí của Việt Nam cũng thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng hải quốc tế với các khu vực trên thế giới với bờ biển dài, có nhiều hải cảng nước sâu và có khí hậu tốt cũng như có điều kiện phát triển đường bộ và đường sắt theo dự án xây dựng đường sắt xuyên Âu - Á theo dự án của ADB
+Khả năng cung cấp nguyên liệu:
Việt Nam có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển cây bơng . Chương trình phát triển cây bơng đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn đã được đưa vào thực hiện và có kết quả bước đầu. Nghề trồng dâu ni tằm, dệt lụa truyền thống của Việt Nam đã được phát triển với việc áp dụng kỹ thuật mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao, được ưu chuộng trên thế giới tuy sản lượng cịn thấp. Việt Nam cũng có
nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất sợi tổng hợp và vải khơng dệt với triển vọng hình thành và phát triển các cơ sở hoá dầu.
+Khả năng đổi mới thiết bị công nghệ:
Theo đánh giá của UNDP, trang thiết bị ngành dệt cảu Việt Nam mới chỉ ở mức 2/7, rất lạc hậu so với thiết bị ngành dệt thế giới. Ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lơn, thời gina thu hồi vốn kéo dài nên khó có khả năng đổi mới nhanh thiết bị cơng nghệ, địi hỏi phải có những chương trình đầu tư lớn, đổi mới trang thiết bị về cơ bản.
Tuy nhiên, trong những năm qua, trang thiết bị ngành may đã có những thay đổi đáng kể với các thiết bị công nghệ mới của các nước tiên tiến, có thể sản xuất những mặt hàng chất lượng quốc tế.
Phần lớn các doanh nghiệp may có quy mơ vừa và nhỏ, có khả năng thích nghi linh hoạt, dễ dàng đổi mới trang thiết bị , công nghệ theo điều kiện biến động của thị trường.
+Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ :
Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, được xếp vào lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển. Nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành trong thời gian đã có tác dụng thiết thực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi , tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Các quy định cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được XNK hàng hoá theo mã số kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được phép nhận gia công, trực tiếp xuất khẩu thành phẩm , không phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu theo tinh thần Nghị định số 02/1998/NĐ-CP và Nghị định số 57 / 1998 / NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi ) theo Nghị định số 07/.1998/NĐ-CP cũng như Luật đầu tư nước ngoại (sửa đổi ) theo nghị định 10/1998/NĐ-CP đã quy định các chế độ ưu đãi đầu tư, về giảm thuế; miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; về tín dụng ưu đãi…, với các dự án sản xuất nguyên phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã thao gỡ phần nào những khó khănvề tài chính của doanh nghiệp cũng như khuyến khích về đầu tư vào ngành dệt may.
Các thời hạn tăng thời hạn hoàn thuế, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; về đơn giản hố thủ tục thanh lý hợp đồng gia cơng cũng như các quy định về hàng xuất khẩu, thưởng hạn ngạch cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao và xuất khẩu sang các thị trường không hạn ngạch đã giải quyết được những khó khăn trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu và khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
+Khả năng cạnh tranh
Xuất phát từ những lợi thế trên, mặc dù sản phẩm dệt may của Việt Nam hầu như chưa được biết đến trên thị trường thế giới nhưng sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam được đánh gí cao về nhiều phương diện. Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định, thời gian giao hàng được xem vào loại tốt nhất so với các nước Châu Á.
2 .3 .2 Những vấn đề tồn tại
bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dệt may Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều phía:
-Ngành dệt có tốc độ tăng trưởng thấp, khơng theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành may. Chất lượng và chủng loại vải không đáp ứng được yêu cầu may hàng năm, ngành may phải nhập khẩu 80% vải nguyên liệu.
Trang thiết bị lạc hậu, trên 50% thiết bị đã sử dụng trên 20 năm lại thiếu vốn đổi mới thiết bị công nghệ, không đáp ứng được yêu cầu của ngành may về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm.
Nguyên liệu cho ngành dệt vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng, 88- 90% bông phải nhập khẩu. Sản phẩm nội địa không đáp ứng được các thông số kỹ thuật của dệt, tỷ lệ hao hụt cao 1,7 – 1,8 kg sợi/1kg vải so với 1,3-1,4 kg sợi/1kg vải đối với sợi nhập khẩu. Các loại nguyên phụ liệu khác – hoá chất, thuốc nhuộm… cũng phải nhập.
Vì vậy, sản phẩm dệt Việt Nam vừa đơn điệu về chủng loại, chất lượng thấp, giá thành cao, kém sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế.
-Những bất ổn trong nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia , ... những nước đứng đầu trong đầu tư vào ngành dệt Việt Nam do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực khiến các nước này giãn tiến độ đầu tư , chậm chễ trong cung cấp nguyên phụ liệu... cũng gây khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp dệt có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam .
-Khơng chỉ phải nhập nguyên liệu do ngành dệt nội địa không đủ khả năng cung cấp, hầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại, một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú trọng đúng mức, hiện mới chỉ cung được một số loại như chỉ của Coats-Tootal, dây kéo của Phong Phú, nhãn mác của Việt Tiến… với số lượng hạn chế, một phần do khách hàng nước ngoài yêu cầu phải sử dụng phụ liệu do bên họ cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường rơi vào thế bị động do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu chậm chễ, thiếu đồng bộ hay không đảm bảo quy cách phẩm chất.
-Trình độ thiết kế kiểu mẫu cịn rất yếu kém. Trong khi đó, khâu thiết kế mẫu đem lại giá trị gia tăng cao, xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 20% hạn ngạch xuất khẩu. Do đó , kim ngạch xuất khẩu tuy lớn nhưng phần ngoại tệ thực tế thu được lại nhỏ. Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng gia công lại không ổn định, phụ thuộc vào giá nhân cơng và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu.
-Mặc dù gia cơng cho nước ngồi hiệu quả thấp, thường bị thua thiệt nhưng hiện nay khoảng 90 % các doanh nghiệp may vẫn tiếp tục gia cơng cho nước ngồi: Có nhiều ngun nhân của tình trạng này:
+Các doanh nghiệp khơng có đơn đặt hàng, khơng có tên tuổi và uy tín trên thị trường. Hầu hết các hạn ngạch được sử dụng để làm gia công cho nước ngoài, về thực chất là chuyển nhượng hạn ngạch. Ngay cả mặt hàng Việt Nam xuất theo hình thức FOB cũng mang nhãn hiệu của các nước khác : Pierne Cardin, Youth, Polo, Hangsin...
Gia cơng xuất khẩu ít rủi ro cả về sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm, lại khơng địi hỏi phải có nhiều vốn.
+Các chính sách quản lý (thuế, thủ tục Hải quan…) chưa thực sự có tác dụng khuyến khích xuất khẩu trực tiếp.
-Về thị trường xuất khẩu, hàng dệt may cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, cả thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch.
Từ năm 1993, sau khi hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU được ký kết, nhiều doanh nghiệp, tỉnh , thành phố đã đầu tư mới để sản xuất hàng xuất khẩu sang EU. Tốc độ tăng năng lực sản xuất cao hơn nhiều so với mức tăng hạn ngạch theo Hiệp định xuất khẩu theo hạn ngạch ước tính chỉ sử dụng hết 40% năng lực sản xuất của ngành may xuất khẩu. Ngay cả Hiệp định 1998-2000 cũng chỉ sử dụng hết 50 % năng lực sản xuất hiện tại của ngành may. Mặt khác, hầu hết năng lực thiết bị mới đầu tư của ngành may là dây chuyền sản xuất “Cat” nóng, dẫn đến tình trạng hạn ngạch cho các mặt hàng này thì thiếu trong khi các “cat” lạnh, các mặt hàng đã được bỏ hạn ngạch cũng như sản phẩm xuất sang thị trường phi hạn ngạch khơng được đầu tư đúng mức.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa được đối xử bình đẳng với các nước ASEAN. Số lượng chủng loại bị quản lý bằng hạn ngạch theo Hiệp định 1998- 2000 của Việt Nam là 29 trong khi của các nước ASEAN là 20.
Việc thiếu khả năng ký hợp đồng trực tiếp với bạn hàng đã dẫn đến tình trạng khê đọng các hạn ngạch cơng nghiệp trong khi các hạn ngạch thương mại rất thiếu.
Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang EU thường chịu điều kiện