Chương I : Lý luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ
1. Khái quát về TTGDCKHN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.1.Lịch sử hình thành của TTGDCK Hà Nội:
Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ- TTg thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khốn Nhà nước. Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Trụ sở Trung tâm GDCK Hà Nội - Số 2 Phan Chu Trinh, Hà Nội TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán;
Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán;
Thực hiện đăng ký chứng khoán.
1.1.2. Quá trình xây dựng mơ hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội:
Việc xây dựng mơ hình hoạt động cụ thể cho Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế, vừa phải phù hợp với quy mơ và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).
Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thơng báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mơ hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khốn Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.
Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam. Mơ hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hố. Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ-BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập.
Theo đó, có thể khái quát các nội dung hoạt động chính trong giai đoạn đầu của TTGDCK Hà Nội như sau:
Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp : TTGDCKHN cung cấp các phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành cơng ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thơng tư số 126/2004/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ- CP. Trong đó quy định các doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải bán đấu giá cơng khai ra bên ngồi tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường h ợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút người đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua TTGDCK.
trái phiếu, bao gồm các loạ trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu cơng trình
Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch: Hàng hoá giao dịch trên TTGDCK Hà Nội:
Các loại chứng khốn của các cơng ty cổ phần có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, ch ưa th ực hiện niêm yết tại TTGDCKTP. HCM, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký giao dịch phải có lãi, số cổ đơng tối thiểu là 50 người (kể cả trong và ngoài doanh nghiệp).
Các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa ph ương Phương thức giao dịch áp dụng tại TTGDCKHN:
+ Phương thức giao dịch thoả thuận.
+ Phương thức giao dịch báo giá trung tâm.
- Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những hoạt động đầu tiên của TTGDCK Hà Nội:
Ngay sau thời điểm khai trương, TTGDCK HÀ Nội triển khai hoạt động đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp nhà n ước cổ phần hoá.
- Ngày 08.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Nhà máy Thiết bị Bưu điện - Ngày 10.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
- Ngày 17.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Ðiện lực Khánh Hoà.
- Ngày 14.7.2005 TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp. Sau khi khai trương sàn giao dịch chứng khốn thứ cấp, đã có 6 doanh nghiệp được đưa vào giao dịch đợt đầu, bao gồm:
Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
Công ty cổ phần Giấy Hải Âu
Công ty cổ phần Hacinco
Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh 6. Công ty cổ phần Thăng Long
1.2. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TTGDCKHN
1.2.2Chức năng, nhiệm vụ của TTGDCKHN: 1.2.2.1.Nhiệm vụ quyền hạn của TTGDCKHN :
Tổ chức đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp, đấu giá tài sản tài chính, đấu thầu trái phiếu; quản lý, điều hành hệ thống đấu giá, đấu thầu;
Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động giao dịch đối với các chứng khoán đăng ký giao dịch tại Trung tâm; quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;
Quản lý, giám sát và kiểm tra hoạt động đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật;
Quản lý, giám sát và kiểm tra hoạt động của các thành viên và các tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, quản lý và thực hiện việc công bố thông tin thị trường; cung cấp dịch vụ thông tin thị trường theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, quản lý đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán theo quy định của pháp luật;
Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy trình chun mơn, nghiệp vụ được áp dụng tại Trung tâm theo quy định của pháp luật;
Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước báo cáo Chủ tịch Uỷ ban trình Bộ các kiến nghị, đề xuất giải pháp ổn định và phát triển các hoạt động giao dịch tại Trung tâm;
Thu các khoản phí và lệ phí theo quy định của pháp luật;
Phát hiện và kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính về chứng khốn và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;
Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến chứng khoán đăng ký giao dịch tại Trung tâm;
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán; quản lý, sử dụng viên chức thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước;
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh v ực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giao.
1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban củaTTGDCKHN:
Phịng hành chính tổng :
* Chức năng:
- Tham mưu cho Ban Giám độc trong việc chỉ đạo và thực hiện công tác tổ chức bộ máy quản lý cán bộ Trung tâm theo đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; các quy định quy chung của Bộ, của Trung tâm đã ban hành.
- Tổ chức giao dịch hành chính, trao đổi thơng tin giữa Ban Giám đốc với các cơ quan khác trong nước, CBCNV, trong trung tâm.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chủ trương, biện pháp, kế hoạch, tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục tồn diện về cơng tác chính trị, tư tưởng trong Trung tâm
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ máy tổ chức đội ngũ và tổ chức điều hành trong Trung tâm.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các nội quy, quy chế về định biên và quản lý biên chế.
- Lập và quản lý hồ sơ về lương, thủ tục đề nghị nâng bậc và điều chỉnh lương hàng năm.
- Chỉ đạo và thực hiện cơng tác bảo vệ chính trị, trật tự an ninh trong tung tâm. - Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của CBCNV, bổ sung và nhận xét hàng năm.
Phong tài chính kế tốn :
* Chức năng:
Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý về cơng tác tài chính, kế tốn và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các cơng việc của phịng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của trung tâm; - Quản lý các nguồn thu;
- Quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi Kho bạc; - Quản lý việc chi tiêu theo Luật Ngân sách nhà nước;
- Thanh tốn các hóa đơn, chứng từ, phục vụ kịp thời cho các hoạt động của Trung tâm một cách có hiệu quả;
- Thanh tốn tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng chế độ;
- Cân đối nguồn vốn, tiết kiệm chi tiêu để đầu tư chiều sâu; - Báo cáo kiểm tốn, quyết tốn hàng q, năm trình Bộ; - Theo dõi công tác đầu tư, công nợ, sửa chữa xây dựng;
- Chủ trì, phối hợp với Phịng Quản trị - Đời sống thực hiện việc quyết toán các hạng mục cơng trình;
- Tham gia khảo giá, đánh giá, đấu thầu, kiểm tra các hợp đồng ký kết với khách hàng, quản lý việc thực hiện các hợp đồng kinh tế;
- Quản lý tài sản cố định;
- Cơng khai tài chính hàng năm;
- Tham gia nghiệm thu các loại vật tư, thiết bị, cơng trình xây dựng, các hợp đồng kinh tế;
- Chủ trì cơng tác quản lý tài chính và kiểm kê hàng năm;
- Phối hợp với các đơn vị trong trung tâm giải quyết các cơng việc có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
Phịng cơng nghệ tin học:
* Chức năng:
- Tham mưu và giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin, điện tử.
- Nhằm tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, điều hành phối hợp, đào tạo, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho công nghệ thông tin, điện tử phát triển.
* Nhiệm vụ:
- Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin – điện tử trên địa bàn tỉnh phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của quốc gia, tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt theo sự phân công của Giám đốc.
- Tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, điện tử trong trung tâm; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo sự phân công của Giám đốc.
- Tham mưu Giám đốc, chính sách nhằm thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử phù hợp với đặc thù của thành phố và phù hợp với quy hoạch phát triển công nghệ thông tin, điện tử của Quốc gia.
- Theo dõi và hỗ trợ hoạt động của các hội ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, điện tử.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động dịch vụ công về công nghệ thông tin trong trung tâm
- Tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định đối với các thiết kế kỷ thuật, dự toán, tổng dự toán các dự án về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá nghiệm thu các hạng mục cơng trình liên quan đến công nghệ thông tin và các dự án mua sắm máy móc, thiết bị đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin theo thẩm quyền quản lý được phân cấp; - Tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – điện tử.
- Tổ chức, phối hợp với các đơn vị có liên quan (Trường, viện, cơ quan nghiên cứu ) nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các tiến bộ Khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, đầu mối tổ chức các hội nghị, hội thảo trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, điện tử trong và ngồi nước; tham gia
chuẩn bị nội dung về công nghệ thông tin, điện tử để Ban Giám đốc tham dự các hội nghị trong nước và quốc tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên khác do Giám đốc phân công;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cơ quan quản lý nhà nước (huyện, thị, sở, ngành).
- Nghiên cứu và ứng dụng về an toàn và bảo mật thông tin trong hệ thống hạ tầng cơ sở mạng truyền thông của trung tâm.
- Hợp tác nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ Khoa học công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin.
- Hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành sinh học, hóa học, cơ khí, điện tử, …
- Tổ chức chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin qua các khóa đào tạo và qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ nhằm hiện đại hóa quy trình quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm triển khai hoăïc hỗ trợ triển khai theo sự phân công của Giám đốc.
- Thực hiện nghiên cứu các chương trình và đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thơng và cơng nghệ thông tin.
Phịng thơng tin thị trường:
-Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp kịp thời thơng tin về thị trường chứng khốn, theo u cầu của Giám đốc Trung tâm;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các Phiên giao dịch chứng khoán của Sàn giao dịch chứng khoán;
- Tư vấn cho nhà đầu tư về các chính sách, quy định của Pháp luật về chứng khốn
- Phối hợp với các phịng thuộc Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao
1.3. Các hoạt động chủ yếu của TTGDCKHN.1.3.1. Tổ chức việc đấu giá chứng khoán 1.3.1. Tổ chức việc đấu giá chứng khoán
Thủ tục đấu giá
- Đối tượng và điều kiện Các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển cơng ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) có đủ điều kiện sau đây được tham dự đấu giá
Có tư cách pháp nhân (đối với các tổ chức kinh tế); có địa chỉ cụ thể, rõ ràng; Nếu người đại diện pháp nhân thì phải có giấy ủy quyền; Nếu là cá