Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PVEP (theo sơ đồ 2.1)

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (pvep) (Trang 45 - 105)

- Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát.

- Tổng giám đốc và các phòng, ban của PVEP.

- Chi nhánh của PVEP, các Công ty thành viên, Công ty điều hành chung, Công ty liên kết của PVEP.

Trong đó:

- Hội đồng thành viên PVEP là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại PVEP, có tối đa 05 thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm.

- Ban kiểm soát PVEP do Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm, có tối đa 03 thành viên.

- Tổng giám đốc PVEP do Hội đồng thành viên PVEP bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chấp thuận.

- Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng thành viên PVEP bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc PVEP.

- Bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc PVEP có văn phòng và các ban chức năng tham mưu (Văn phòng và 15 ban, 1 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật).

* Nhiệm vụ của PVEP

- Khảo sát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí các khu vực mà PVEP quan tâm và các khu vực được Petrovietnam giao thực hiện.

- Tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại các khu vực theo Hợp đồng dầu khí, các dự án được Petrovietnam giao thực hiện, bao gồm các hoạt động khảo sát địa chất, địa vật lý, khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và phân tích, minh giải, đánh giá trữ lượng và khả năng thương mại của phát hiện dầu khí.

- Tham gia thực hiện đầu tư các dự án liên quan nhằm tăng hiệu quả công tác phát triển khai thác mỏ dầu khí.

- Các chức năng khác.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PVEP

* Chức năng các phòng, ban trực thuộc PVEP

- Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của PVEP.

- Xây dưng các quy chế, quy định, các văn bản mang tính pháp quy về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.

- Tổ chức xử lý, giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ và theo thẩm quyền của Ban; đề xuất giải pháp thực hiện các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị thực hiện.

- Phân tích, tổng hợp, cập nhật thông tin và đánh giá tình hình hoạt động trong PVEP và ở từng đơn vị theo định kì và yêu cầu của Lãnh đạo PVEP.

- Tham gia phối hợp với các Ban liên quan để giải quyết các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

* Quyền hạn của các Ban trực thuộc PVEP

- Có quyền kiến nghị, đề xuất việc khen thưởng, kỉ luật, nâng bậc lương, xếp lương chức danh, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi đào tạo, công tác trong và ngoài nước đối với CBCNV của Ban.

- Lãnh đạo Ban được thừa lệnh Tổng giám đốc PVEP ký một số văn bản có tình hướng dẫn, thông báo, đôn đốc, trả lời hay giải thích thuộc lĩnh vực công tác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban.

* Các chi nhánh của PVEP

Là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc PVEP, thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch do PVEP giao. Hiện PVEP gồm 5 Chi nhánh: 02 trong nước và 03 ở nước ngoài.

* Các công ty thành viên, công ty điều hành chung, công ty liên kết

Là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty.

- Công ty thành viên: Do PVEP thành lập và nắm giữ 100% vốn điều lệ, gồm 13 Công ty.

- Công ty điều hành chung: Do PVEP và các đối tác cùng góp vốn thành lập, cùng tham gia quản lý điều hành Công ty trên cơ sở tỷ lệ vốn góp của mỗi bên, gồm 11 Công ty.

- Công ty liên kết: Do PVEP và các đối tác cùng góp vốn thành lập nhưng PVEP không tham gia quản lý điều hành công ty, hưởng lợi từ lợi nhuận Công ty trên cơ sở tỷ lệ vốn góp của mỗi bên, gồm 2 Công ty.

2.1.3 Khái quát chung nguồn nhân lực của Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí

Năm 2007, số cán bộ công nhân viên chức của Tổng Công ty thăm dò khai thác Dầu khí là 931 người, trong đó số cán bộ công nhân viên có trình độ trên đại học là 74 người chiếm tỷ lệ 8%, đại học là 274 người chiếm tỷ lệ 60%, số còn lại là trình độ cao đẳng và các trình độ khác. Đến năm 2010 thì số liệu này đã có nhiều thay đổi, do nguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng và do nhu cầu thực tế công việc cũng như đòi hỏi về chuyên môn nên cơ cấu về trình độ cán bộ cũng thay đổi, cụ thể số người có trình độ trên đại học tăng nhanh lên 183 người (trong đó tiến sỹ là 28 người và thạc sỹ là 155 người) chiếm tỷ lệ 11% cơ cấu lao động, đại học tăng lên 1.113 người chiếm tỷ lệ 70% và số còn lại là những người có học vấn thấp hơn. Như vậy, Tổng Công ty PVEP đã lớn mạnh cả về số lượng lao động cũng như trình độ chuyên môn đã tăng đáng kể (trình độ trên đại học tăng 109 người, trình độ đại học tăng mạnh nhất với 609 người) với tỷ lệ tăng trung bình 3% trong 3 năm.

Hiện nay, tiêu chí hàng đầu trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực là cán bộ trẻ, khỏe có trình độ chuyên môn cũng như có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong chuyên môn. Mặt khác, công tác đào tạo cũng đặt chỉ tiêu này lên hàng đầu vì đó là xu hướng và cũng là tương lai của PVEP. Kết quả là trong 4 năm (2007-2010) hàng nghìn cán bộ trẻ của PVEP đã được cử đi học tập tiến sỹ, thạc sỹ ở trong nước cũng như ở nước ngoài, bên cạnh đó Tổng Công ty PVEP cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị đối với đại bộ phận cán bộ công nhân viên.

Với mục tiêu ngày càng lựa chọn nhiều người có đủ phẩm chất và trình độ chuyên môn cao theo các chuyên ngành phù hợp với chức năng, cơ cấu của từng ngành như năm 2010 yêu cầu về tuyển dụng đã được nâng cao: tốt nghiệp đại học chính quy trở lên đối với cán bộ chuyên môn, ưu tiên những người đã qua công tác hoặc được đào tạo ở nước ngoài. Đối với trình độ về tin học phải qua những lớp đào tạo chuyên ngành tại các trường Đại học chuyên ngành sâu như Đại học Bách khoa hay các trường Đại học khối kỹ thuật, còn đối với ngoại ngữ phải qua nhiều vòng

phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia trong nước và nước ngoài, đạt yêu cầu về mặt công việc mới được tuyển dụng.

Về cơ cấu giới tính cũng đang được thu hẹp đáng kể, do ngành thăm dò, khai thác Dầu khí là ngành đặc thù nên đại bộ phận lao động là nam giới, năm 2007 số cán bộ là nam có 692 người, chiếm tỷ lệ 74% so với 240 nữ giới, chiếm tỷ lệ 26% cơ cấu lao động. Tuy nhiên, đến năm 2010, con số này đã giảm dần nghiêng về tỷ trọng nữ giới (29% là nữ giới và 71% là nam giới).

Về cơ cấu độ tuổi là tương đối phù hợp với 38% có độ tuổi dưới 30 (614 người), 46% có độ tuổi từ 30-40 (745 người) và số còn lại là trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 16%. Nhìn vào cơ cấu độ tuổi có thể nhận ra xu hướng trẻ hóa đang diễn ra mạnh mẽ và liên tục, điều này là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp ngành thăm dò, khai thác như PVEP. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cần dựa vào số liệu cụ thể, phân tích, đánh giá trên từng tiêu chí từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế cần xem xét. Sau đây là một số bộ phận nhân lực cụ thể:

2.1.3.1 Nhân lực thuộc bộ phận phòng ban của PVEP và Chi nhánh

Đây là bộ phận nhân lực chủ chốt, nhân sự cấp cao điều hành toàn bộ các hoạt động thăm dò, khai thác trong và ngoài nước. Bộ phận này có độ tuổi trung bình khá cao so với độ tuổi chung của toàn Tổng công ty. Bộ phận này bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, ban kiểm soát và các phòng ban chức năng của PVEP được đặt tại Hà nội và có số nhân lực lên đến 830 người vào năm 2010.

2.1.3.2 Nhân lực thuộc bộ phận dự án trong nước

Nhân sự của các dự án trong nước vào khoảng 600 người vào năm 2010, hầu hết được phân bổ tại hầu hết các dự án do PVEP làm chủ đầu tư cũng như các dự án liên doanh, dự án góp vốn với các Công ty nước ngoài. Hiện nay, các dự án này được khai thác ở Vũng tàu, Nha trang và ở ngoài khơi một số tỉnh ven biển miền trung, miền Nam và ngoài khơi biển Đông.

Đặc điểm của nguồn nhân lực đối với bộ phận này là trẻ, khỏe, có trình độ học vấn, các công nhân, thợ lành nghề cũng như các chuyên gia Dầu khí được đào tạo trong và ngoài nước. Trung bình thời gian làm việc thường vào khoảng 5-6

tháng/năm đối với các chuyên gia, các kỹ sư làm việc trong bờ và 2-3 tuần/tháng đối với công nhân, chuyên gia làm việc tại các giàn khoan ngoài biển.

2.1.3.3 Nhân lực thuộc bộ phận dự án ngoài nước

Nguồn nhân lực của các dự án nước ngoài vào khoảng 200 người. Đây là nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao được cử đi khai thác, thăm dò tại các mỏ dầu tại nước ngoài như tại Algeria, Venezuela, Nga….vv

Đặc điểm của bộ phận này là phải di chuyển dài ngày tại các dự án ngoài nước, thường là từ 2-4 năm nên sự xáo động trong việc bố trí nguồn nhân lực là không nhiều. Để thực hiện được công việc này, ngoài tố chất là sức khỏe, trình độ chuyên môn, tay nghề cao thì yếu tố yêu nghề cũng là một vấn đề rất quan trọng vì thời gian làm việc tại các dự án nước ngoài thường vất vả và nguy hiểm hơn so với làm việc tại các dự án trong nước.

2.1.3.4 Nhân lực thuộc các Công ty thành viên

Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng của PVEP trong việc kết nối các dự án khai thác gần bờ. Thường sự thay đổi về số lượng nhân lực của bộ phận này là không cao và thường xuyên được bổ sung, trau dồi về trình độc chuyên cũng như tay nghề. Mặt khác, lao động gián tiếp tại các bộ phận này là khá cao và đong vai trò không lớn trong việc thực hiện các dự án quan trọng.

Nguồn nhân lực tại các Công ty con của PVEP ngoài số lao động là người Việt nam, số còn lại là các chuyên gia nước ngoài. Đây là những chuyên gia có trình độ chuyên môn tốt cũng như kinh nghiệm thực hiện các dự án thăm dò, khai thác trong nước cũng như các mỏ dầu ở nước ngoài. Tuy nhiện, đặc trưng của nguồn nhân lực này là chi phí trả lương cao cũng như các chi phí ăn ở, đi lại thường cao hơn các chuyên gia, kỹ sư người Việt nam nên số lượng ngày càng được hạn chế, phần lớn các công việc mang tính kỹ thuật cao do lao động người Việt nam thực hiện ngày càng được khẳng định. Mặt khác, các chuyên gia lao động người nước ngoài thường biến động về số lượng khi có vấn đề xảy ra như: tranh chấp thềm lục địa trên biển, biến động kinh tế - chính trị trong nước, biến động chính trị

tại đất nước của họ, tranh chấp về lao động giữa các doanh nghiệp cùng ngành….vv nên việc duy trì nguồn lực này là tương đối khó khăn

2.1.3.5 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của PVEP:

Con người là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Thành công tại Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí được kết hợp bởi nhiều yếu tố như: vốn, trụ sở làm việc, trang thiết bị văn phòng, nhân sự, môi trường, nhân sự, pháp luật…Trong đó nhân sự là tiền đề tạo ra các nhân tố khác, để có nhân tố tiền đề đó, không có con đường nào khác là cán bộ, công nhân viên Tổng công ty phải được đào tạo theo chuyên ngành và thường xuyên được va chạm thực tế, đào tạo lại theo kế hoạch hàng năm. Dù dưới hình thức này hay hình thức khác mà những người đang và sẽ công tác trong Tổng công ty cần phải được đào tạo theo những trường lớp nhất định. Tùy theo điều kiện và khả năng của từng người, họ có thể có những cách học theo các loại hình đào tạo khác nhau.

Kinh nghiệm của nhiều Tập đoàn Dầu khí lớn trên thế giới cho thấy, trình độ học vấn của nhân viên Tập đoàn đó là một trong những tiêu chí đánh giá uy tín của chính nó. Hơn nữa, các nhà quản trị các Tập đoàn Dầu khí đó đã thấy được tầm quan trọng của nhân tố con người nên cơ chế đào tạo nhân sự của họ thường được đặc biệt quan tâm và sâu sát với thực tế.

Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai, hiện nay PVEP đang tiến hành nhiều phương án đào tạo bằng cách liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề như Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia, Trường cao đẳng nghề Dầu khí, trường đào tạo công nhân kỹ thuật của Liên doanh VSP….vv với những mục tiêu và chương trình cụ thể:

- Chất lượng: củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động trên diện rộng, kết hợp đào tạo và phát triển có trọng điểm; tạo ra bước đột phá cơ bản về chất lượng lao động, tiến tới đạt trình độ ngang bằng với các công ty dầu khí lớn trong khu

vực.

- Số lượng: bảo đảm số lượng tối ưu, đa dạng hóa lực lượng lao động, kể cả lao động nước ngoài.

- Chất lượng và số lượng nguồn nhân lực đảm bảo tự điều hành 25-30 dự án thăm dò khai thác ở trong và ngoài nước.

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí trong khoảng thời gian 4 năm (từ năm 2007 đến năm 2010), tác giả đã thống kê số liệu của thời điểm năm 2007 cũng như thời điểm năm 2010 làm cơ sở đánh giá, so sánh.

2.2.1 Về trình độ học vấn

Bảng 2.1. Thực trạng trình học vấn đội ngũ CBCNV PVEP

Chỉ tiêu CNCNVTổng số

Trên Đại học Đại học Dưới Đại học Chưa qua đào tạo Tiến sỹ Thạc sỹ Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Cao đẳng trung cấp Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ NĂM 2007 -Bộ máy Tổng công ty 457 9 23 7% 274 60% 121 26% 30 6% -Dự án trong nước 380 4 19 6% 211 56% 105 28% 41 11% -Dự án nước ngoài 94 2 17 20% 39 41% 17 18% 19 20% Tổng 931 15 59 8% 524 56% 243 26% 90 10% NĂM 2010 -Bộ máy Tổng công ty 830 12 63 9% 600 72% 62 7% 93 11% -Dự án trong nước 600 10 37 8% 411 69% 36 6% 106 18% -Dự án nước ngoài 200 6 55 31% 122 61% 11 6% 6 3% Tổng 1,630 28 155 11% 1,133 70% 109 7% 205 12% (Nguồn: PVEP)

Tính đến năm 2010 cơ cấu trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên PVEP như sau:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (pvep) (Trang 45 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w