Một số kiến nghị hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thép an khánh (Trang 67 - 73)

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty TNHH Thép An Khánh:

Về thiệt hại sản phẩm hỏng:

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về kích cỡ, trọng lượng… Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng, Công ty nên chia thành 2 loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế) và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được (là những sản phẩm về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng khơng có lợi về mặt kinh tế). Trong quan hệ với cơng tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chia thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.

Muốn xác định được sản phẩm trong và ngồi định mức, Cơng ty phải xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch tốn như chính phẩm. Sản phẩm hỏng ngồi định mức khơng được hạch tốn vào chi phí sản xuất sản phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập (sau khi trừ các khoản thu hồi, bồi thường của người phạm lỗi - nếu có). Vì thế, cần thiết phải hạch tốn riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm hỏng ngoài định mức và xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Tồn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên tài khoản 1831 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có), thiệt hại thực tế được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phịng tài chính…

Bản chất của chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch tốn sau đó. Vì vậy, Cơng ty khơng nên tính chi phí trả trước vào một kỳ hạch toán và nên thực hiện việc phân bổ vào nhiều kỳ. Những chi phí như: cơng cụ xuất dùng cho sản xuất chung, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngồi kế hoạch, tiền điện, điện thoại, chi phí mua bảo hiểm tài sản … của Công ty phát sinh rất lớn. Tuy nhiên, những chi phí trả trước như tiền điện, điện thoại… chỉ liên quan đến trong năm tài chính thì chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh mà khơng cần phân bổ; còn với giá trị sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí mua bảo hiểm tài sản… liên quan đến từ 2 năm tài chính trở lên thì đưa vào chi phí trả trước dài hạn. Việc hạch toán chi tiết, kế tốn Cơng ty có thể tìm đọc ở rất nhiều tài liệu, phần tài liệu tham khảo em xin đưa ra vài cuốn sách rất dễ tìm ở các hiệu sách.

Về chi phí phải trả:

Chi phí phải trả là những khoản chi phí chưa thực sự phát sinh nhưng do yêu cầu của quản lý mà được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… khỏi tăng đột biến khi những chi phí này phát sinh.

Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, yêu cầu về sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ và sửa chữa lớn là tất yếu. Do đó, cơng ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để ổn định chi phí giữa các kỳ.

Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho:

Hiện nay, việc tính giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình qn cả kỳ dự trữ. Cách tính này tuy đơn giản nhưng độ chính xác khơng cao. Hơn nữa, cơng việc tính tốn bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến cơng tác quyết tốn nói chung. Do đó, cơng ty nên áp dụng phương pháp Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này,

sau mỗi lần nhập, kế tốn phải xác định giá bình qn của từng lơ thép. Căn cứ vào giá bình quân và lượng NVL xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp kế toán sẽ biết được giá thực tế NVL xuất kho. Phương pháp này tuy phải tính nhiều lần nhưng độ chính xác lại cao, việc tính giá lại có sự hỗ trợ của phần mềm kế tốn nên cũng khơng gây khó khăn cho kế tốn viên.

Kế tốn quản trị:

Khác với kế tốn tài chính, kế tốn quản trị sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: khoa học thống kê, kinh tế ngành, quản trị doanh ghiệp… nên nó được cói là hệ thống trợ giúp tối ưu cho các nhà quản trị. Kế toán quản trị giúp xây dựng kế hoạch, dự toán, định mức của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Cơng ty. Kế tốn quản trị có nhiệm vụ định hướng thông qua các kế hoạch dài hạn sau đó cụ thể hố thành các kế hoạch ngắn hạn và thể hiện thông qua các dự tốn, định mức chi phí cụ thể. Kế tốn quản trị thu thập, xử lý và thiết kế các thơng tin kế tốn để tạo ra các báo cáo phù hợp với quá trình ra các quyết định quản lý. Các báo cáo này là: Báo cáo từng bộ phận trong Công ty theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp hay tồn bộ, bảng dự tốn ngân sách của Cơng ty chi tiết đến từng khoản mục theo yêu cầu của nhà quản trị…. Đây chính là những tài liệu tin cậy để phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trong nhiều kỳ liên tiếp, phân tích và đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch, tổng hợp các thơng tin kế tốn quản trị, chon lọc thơng tin từ đó đưa ra các quyết định điều hành.

Một kiến nghị nhỏ nữa là, cơng ty nên có khu vực riêng dành cho thủ quỹ. Hoạt động phát sinh về tiền mặt của công ty hàng ngày cũng khơng phải là ít, đây là hoạt động dễ phát sinh sai sót, nhầm lẫn địi hỏi phải cẩn thận. Do đó, nếu được thiết kế khu vực riêng, sẽ thuận lợi cho việc kiểm tra, tìm kiếm các sai sót, nhầm lẫn. Hiện nay, rất nhiều cơng ty hay ngân hàng và các cơ quan thiết kế vị trí riêng dành cho thủ quỹ, khơng cần phịng riêng nhưng có

thể là một khu vực riêng, chẳng hạn chỉ cần làm một ơ có ngăn kính và tách biệt với các bộ phân khác. Cơng ty có thể tham khảo hình thức này.

Kết luận

Hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng của công tác kế toán và đặc biệt là đối với quản trị doanh nghiệp. Hạch tốn chi phí được chính xác, đầy đủ và kịp thời là căn cứ cho các nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định và ra các mục tiêu kế hoạch dự án, các biện pháp để có thể hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty TNHH Thép An Khánh được hình thành từ một nền tảng vững chắc của Công ty thương mại Thép Tuyến Năng với một bề dày kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành sản xuất Thép, những thành công mà Công ty đã đạt được trong nhiều năm qua đã phần nào phản ánh năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, trong sự thành cơng đó có sự đóng góp khơng nhỏ của cơng tác hạch tốn kế tốn của Cơng ty. Có thể nói, cơng tác hạch tốn kế tốn nói chung cũng như hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm nói riêng ở Cơng ty hiện nay là phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh, có nhiều điểm tiến bộ, khoa học, hợp lý. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về cơng tác kế tốn ở Cơng ty TNHH Thép An Khánh với những kiến thức đã được học ở nhà trường đã giúp em hiểu nhiều hơn về sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

Nhưng do thời gian thực tập có hạn và do bản thân chưa có kinh nghiệm thực tế, kiến thức chun mơn cịn non nớt, cho nên chuyên đề này khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về mặt nội dung cũng như phạm vi yêu cầu nghiên cứu. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cơ giáo Trần Thị Nam Thanh, các cơ chú, anh chị phịng kế tốn tài chính Cơng ty TNHH Thép An Khánh để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo Trần Thị Nam Thanh và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công

ty TNHH Thép An Khánh mà trực tiếp là các cơ chú, anh chị phịng kế tốn tài chính, đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.

Sinh viên thực hiện

Mẫn Thị Huê Phụ lục

DANH MỤC TÀI KHOẢN (Trích)

(Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm )

TK Tên tài khoản

111 Tiền mặt

1111 Tiền Việt nam 1112 Ngoại tệ (USD)

112 Tiền gửi ngân hàng 1121 Tiền Việt Nam

11210 Tiền gửi Ngân hàng TMCP An Bình – CN Hà Nội 11211 Tiền gửi Ngân hàng Công Thương Đông Anh 11212 Tiền gửi Ngân hàng Nơng nghiệp Sóc Sơn 11213 Tiền gửi Ngân hàng TM Cổ phần Quân đội

1122 Tiền gửi ngoại tệ

11220 Tiền gửi ngoại tệ NH TMCP An Bình – CN Hà Nội 11211 Tiền gửi ngoại tệ NH Công Thương Đông Anh 11212 Tiền gửi ngoại tệ NH Nơng nghiệp Sóc Sơn 11213 Tiền gửi ngoại tệ NH TM Cổ phần Quân đội

133 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 142 Chi phí trả trước ngắn hạn

1421 Chi phí chờ phân bổ 1422 Chi phí chờ kết chuyển

1521 Phơi Thép

1523 Nhiên liệu, dầu mỡ

1524 Phụ tùng sửa chữa thay thế 1525 Thiết bị, vật tư cho XDCB 1527 Vật liệu, phế liệu khác

153 Công cụ, dụng cụ

154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

1541 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 1542 Chi phí nhân cơng trực tiếp

1546 Chi phí gia cơng

1547 Chi phí sản xuất chung

1548 Tập hợp chi phí và tính giá thành 155 Thành phẩm 211 Tài sản cố định 2111 Tài sản cố định hữu hình 21112 Nhà cửa, vật kiến trúc 21113 Máy móc, thiết bị

21114 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 21115 Thiết bị, dụng cụ quản lý

214 Hao mòn tài sản cố định

2141 Hao mịn tài sản cố định hữu hình

21411 Hao mịn máy móc, thiết bị 21412 Hao mòn nhà cửa vật kiến trúc

21413 Hao mịn máy móc thiết bị văn phòng

21414 Hao mòn phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

334 Phải trả người lao động 335 Chi phí phải trả

3382 Kinh phí cơng đồn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế

3388 Phải trả, phải nộp khác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Thị Loan,…,2006: Giáo trình Kế tốn tài chính doanh nghiệp, NXB Trường Đại học kinh tế quốc dân.

2. Bộ tài chính,2007: Chế độ kế tốn doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

3. Website: www.ankhanhsteel.com 4. Website: www.neu.edu.vn

5. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc,2008: Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính.

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thép An Khánh năm 2007,2008.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thép an khánh (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)