TỔNG HỢP VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Lập ngân sách vốn và rủi ro chính trị bằng chứng thực nghiệm (Trang 28 - 36)

Tác giả khảo sát các kỹ thuật lập dự toán ngân sách vốn đối với các khoản FDI của doanh nghiệp Thụy Điển và tập trung vào việc có hay khơng và bằng cách nào các rủi ro chính trị đặc thù quốc gia được tính đến. Hầu hết hai phần ba các doanh nghiệp điều chỉnh rủi ro chính trị đặc thù quốc gia bằng cách tăng tỉ lệ chiết khấu (ngưỡng thu hồi vốn), giảm các dòng tiền được dự đốn, rút ngắn thời gian hồn vốn, và/ hoặc u cầu các số nhân thu nhập cao hơn. 43% các doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn quyết định khác nhau đối với các khoản FDI ở các nước rủi ro chính trị cao (các nước đang phát triển) và rủi ro chính trị thấp (các nước OCED).

Các phân tích chéo chỉ ra rằng việc sử dụng phương pháp NPV (phương pháp hoàn vốn) giảm đi (tăng lên) khi có rủi ro bị tước quyền sở hữu. Tác giả cũng nhận thấy rằng các doanh nghiệp điều chỉnh chu kỳ hồn vốn dựa trên rủi ro chính trị và mức tăng trưởng của nước chủ nhà. Phát hiện của tác giả cho thấy rằng khi có sự hiện diện của rủi ro chính trị (ví dụ như rủi ro bị tước quyền sở hữu) các doanh nghiệp khơng sẳn lịng sử dụng phương pháp NPV truyền thống vì sẽ rất khó khăn để có thể đưa những loại rủi ro như vậy vào tính tốn. Điều này phù hợp với hành động của các nhà quản lý là sử dụng những kinh nghiệm đúc kết được để đưa ra các quyết định hợp lý, khi chi phí cân nhắc cao, và việc điều chỉnh này cũng xem như là việc đưa ra các quyết định tối ưu trong khả năng có thể có. Hành vi như vậy có thể giải thích phần nào việc tại sao một số cuộc khảo sát cho thấy phương pháp hoàn vốn được sử dụng thường xuyên bất chấp những thiếu sót về mặt lý thuyết của nó11.

Bảng trình bày các định nghĩa của các biến và thống kê mô tả. Bảng A hiển thị các đặc điểm doanh nghiệp và bảng B hiển thị số liệu thống kê về nước chủ nhà. Tất cả các biến được định nghĩa bằng cách sử dụng giá trị sổ sách, trừ khi có quy định khác. Các

11 Ý nghĩa chung của các kết quả chung của tác giả là rủi ro chính trị có thể có giá trị xã hội khơng chỉ về mặt nó làm giảm đầu tư nước ngoài vào đất nước, mà cịn có nghĩa là các đầu tư nước ngồi thay thế sẽ chỉ hầu hết là ngắn hạn. Đầu tư trong dài hạn bị giảm, tiềm tàng khả năng làm giảm lợi nhuận cho nước đầu tư

nguồn dữ liệu là: FR là Báo cáo tài chính kết thúc vào năm 2002, SSE là thị trường chứng khoán Stockholm, RB là Riksbanken (Ngân hàng Trung ương Thụy Điển); EIU là The Economist Intelligence và WB là Ngân hàng Thế giới. Rủi ro tước quyền sở hữu có giá trị từ 1 đến 5, với 5 là rủi ro cao nhất và 1 là rủi ro thấp nhất. Các số liệu thống kê mô tả bao gồm: Q1 là tứ phân vị đầu tiên, trung vị, Q3 là tứ phân vị thứ ba, và giá trị trung bình. Bảng B hiển thị số liệu thống kê quốc gia về: giá trị trung bình từ năm 1995 đến năm 2002 của chỉ số tước quyền sở hữu đối với các nước nhận FDI, tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Bảng B hiển thị số liệu thống kê 5 quốc gia hàng đầu về số lượng doanh nghiệp nhận FDI trong mẫu, (các giá trị trong ngoặc đơn bao gồm 6 quốc gia mà tác giả chỉ định một chỉ số rủi ro chính trị, xem chú thích 10); và 5 nước hàng đầu về giá trị của các khoản FDI (tỷ lệ phần trăm của tổng số FDI trong ngoặc).

Bảng này báo cáo các hệ số tương quan hạng Spearman đối với các biến đặc điểm doanh nghiệp. Các biến đặc điểm doanh nghiệp được quy định như sau:

 Size (quy mô): giá trị sổ sách của tổng tài sản

 Leverage (đòn bẩy): nợ dài hạn / tổng tài sản

 Liquidity (tính thanh khoản): tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn

 Fixed asset ratio (tỷ lệ tài sản cố định): Tài sản cố định / tổng tài sản

 % FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài): giá tri sổ sách của TS nước ngoài / tổng tài sản

 Investment rate (Tỷ suất đầu tư): (TSCĐt – TSCĐt-1 +khấu hao)/ TSCĐt-1 +khấu hao

 Public: là biến giả =1 nếu doanh nghiệp đã niêm yết

 Industry: là biến giả =1 nếu doanh nghiệp nằm trong ngành sử dụng vốn nhiều

 Exprop Risk: là nguy cơ bị tước quyền sở hữu đối với các khoản FDI của DN tính treo giá trị vốn hố (value weight), Ước tính Exprop Risk được thu thập từ dự báo của quốc gia của EIU, Exprop Risk có giá trị từ 1 đến 5, với 5 là cao và 1 là không tồn tại. Ký hiệu *, **, ***, tương đương với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5%, và 1%.

 Số lượng các quan sát là 142.

Bảng 3: Các tương quan hạng Spearman, câu hỏi 1

Bảng này báo cáo hệ số tương quan hạng Spearman đối với các biến đặc trưng của doanh nghiệp và trả lời cho câu hỏi 1 về các phương pháp lập ngân sách vốn khác nhau. Các biến đặc trưng của doanh nghiệp được định nghĩa tương tự như bảng số 2. Trả lời cho câu hỏi 1 sẽ nhận giá trị từ 0 đến 4, với giá trị cao hơn thể hiện mức thường xuyên hơn (xem khảo sát ở phụ lục).

Ký hiệu *, **, ***, tương đương với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5%, và 1%. Số lượng các quan sát là 142

Bảng 4: Các tương quan hạng Spearman, câu hỏi 2 và 3

Bảng này báo cáo hệ số tương quan hạng Spearman đối với các biến đặc trưng của doanh nghiệp và trả lời cho câu hỏi 2 và 3 về việc sử dụng các phương pháp lập ngân sách vốn khác nhau để quản trị rủi ro cụ thể ở từng quốc gia. Các biến đặc trưng của doanh nghiệp được định nghĩa tương tự như bảng số 2. Trả lời cho câu hỏi 2 sẽ nhận giá trị từ 0 đến 4, với giá trị cao hơn thể hiện mức thường xuyên hơn, và trả lời cho câu hỏi 3 sẽ nhận giá trị bằng 0 là khơng và 1 là có (xem khảo sát ở phụ lục).

Ký hiệu *, **, ***, tương đương với mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5%, và 1%. Số lượng các quan sát là 134 cho câu hỏi 2 và 117 cho câu hỏi số 3.

Bảng 5: Hồi qui logit và ordered logit với tần suất sử dụng phương pháp NPV và phương pháp hồn vớn để thẩm định FDI.

Bảng này báo cáo hồi qui logit (bảng A) và ordered logit (bảng B) với tần suất sử dụng phương pháp NPV và phương pháp hoàn vốn để thẩm định FDI.

 Trong bảng A, Model 1 (Model 2) biến phụ thuộc bằng 1 nếu là NPV (hay hoàn vốn) được dùng để thẩm định FDI, ngược lại thì bằng 0, Model 3 thì biến phụ thuộc bằng 1 nếu phương pháp hoàn vốn được dùng nhiều hơn NPV khi thẩm định FDI, ngược lại thì bằng 0.

 Trong bảng B, Model 1 (Model 2) biến phụ thuộc bằng 0 nếu NPV (hồn vốn) khơng bao giờ được sử dụng để thẩm định FDI, bằng 1 là hiếm khi, bằng 2 là thỉnh thoảng, bằng 3 là hầu như và 4 là ln ln, Model 3 thì biến phụ thuộc bằng tần suất phương pháp hoàn vốn (0-4) trừ đi tần suất NPV (0-4) được sử dụng khi đánh giá FDI. Do vậy, biến này có giá trị từ -4 đến 4.

 Hệ số được báo cáo với z-value trong ngoặc. Mức ý nghĩa được kí hiệu *, ** và *** ứng với 10%, 5% và 1%. Số quan sát là 142.

 Các biến khác được định nghĩa tương tự bảng 2, chỉ có Size ở đây có khác biệt, nó là logarit tự nhiên của giá trị sổ sách tổng tài sản cuối năm 2002.

Bảng 6: Hồi qui logit và ordered logit về tần suất mà phương pháp rút ngắn kỳ hồn vớn được sử dụng để quản lý rủi ro chính trị ở mỗi q́c gia

Bảng này báo cáo ước tính của hồi qui logit (bảng A) và ordered logit (bảng B) với tần suất mà các DN sử dụng phương pháp rút ngắn kỳ hồn vớn (SPP) để quản lý rủi ro quốc gia.

 Trong bảng A, biến phụ thuộc bằng 1 nếu SPP được sử dụng, ngược lại bằng 0.

 Trong bảng B, biến phụ thuộc bằng 0 nếu SPP không bao giờ được dùng, 1 là hiếm khi, 2 là thỉnh thoảng, 3 là hầu như và 4 là luôn luôn được dùng.

 Hệ số được báo cáo với z-value trong ngoặc. Mức ý nghĩa được kí hiệu *, ** và *** ứng với 10%, 5% và 1%. Số quan sát là 133.

 Các biến khác được định nghĩa tương tự bảng 2, chỉ có Size ở đây có khác biệt, nó là logarit tự nhiên của giá trị sổ sách tổng tài sản cuối năm 2002

Một phần của tài liệu Lập ngân sách vốn và rủi ro chính trị bằng chứng thực nghiệm (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)