Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phầnTuấn Nam

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 39 - 66)

2. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phầ nô tô Tuấn Nam Trang

2.2.Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phầnTuấn Nam

Tuấn Nam Trang giai đoạn hậu CPH

2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty

Bước sang hoạt động là CTCP, Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang đã có những bước chuyển biến hết sức tích cực về hiệu quả hoạt động SXKD so với khi còn là DNNN, có nhiều nhân tố tác động đến sự biến chuyển này, quy về những nhân tố sau:

2.2.1.1. Năng lực nội bộ công ty

Thực hiện CPH là chuyến sang hình thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn. Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao. Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới đã xác định rõ để công ty tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trò của bản thân mình đối với việc xây dựng công ty.

Cán bộ lãnh đạo thực sự quan tâm đến công ty vì đó chính là quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình, lãi thì được hưởng lỗ thì phải chịu trách nhiệm. Sự nhiệt tình trong công việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của đội ngũ lãnh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho công ty. Công ty luôn cố gắng xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, đưa hoạt động của nhà nước đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng và các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong SXKD.

Trong quá trình phát triển, công ty đã dần vực dậy và đầu tư mua sắm, lắp ráp thiết bị, mở rộng diện tích nhà xưởng bến. Đến nay đã đầu tư thêm nhiều phương tiện, thay thế hầu như toàn bộ số phương tiện cũ không đảm bảo an

toàn, tăng đáng kể doanh thu cho công ty, xây dựng gian nhà xưởng , san mặt bằng bãi đỗ xe, nâng tải sản cố định lên 33,5 tỷ đồng. Nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng ăng lên đáng kể.

Những thay đổi đáng kể về quản lý, điều hành, những nâng cấp rõ rệt về cơ sở vật chất đã tạo một bộ mặt mới cho công ty, tinh thần lao động đóng góp cho công ty của cán bộ công nhân viên lao động đã thật sự có hiệu quả hơn nhiều, đây là điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.

2.2.1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty

Kế hoạch SXKD của công ty phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường, hàng năm công ty nghiên cứu rất kỹ nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch SXKD cho từng bộ phận. Cuối năm công ty căn cứ vào kết quả thực tế và so sánh với kế hoạch để có cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động SXKD.

Các lĩnh vực hoạt động SXKD của công ty luôn luôn phải phù hợp theo đường lối chung của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo chính sách của Đảng và Nhà nước về quy chế hoạt động của một CTCP, công ty hoạt động theo điều lệ công ty căn cứ vào: Luật Doanh nghiệp được kỳ họp thứ 5 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 12/06/1999; Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 20/04/1995; Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về việc chuyển một số DNNN thành CTCP và hiện nay là Nghị định số 187/2004//NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển DNNN sang CTCP; Ngoài ra công ty hoạt động trong môi trường hiến pháp và pháp luật Việt nam, các lĩnh vực hoạt động SXKD phù hợp với đăng ký kinh doanh và không trái pháp luật.

Hiện nay để khuyến khích các DNNN tiến hành CPH nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, các chính sách của nhà nước tạo rất nhiều ưu đãi cho hoạt động của doanh nghiệp sau CPH, cụ thể :

+ Được hưởng ưu đãi như đối với đối với các doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư.

+ Được miễn phí lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp CPH thành sở hữu của CTCP.

+ Được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước hoặc được mua lại theo giá thị trường để hoạt động SXKD.

+ Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp CPH đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất.

+ Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của nhà nước theo cơ chế như đối với công ty nhà nước.

+ Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật

Những ưu đãi của nhà nước cho phép Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang phát huy được những ưu thế của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang cũng là một lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty theo hướng làm giảm doanh thu. Do đặc điểm thị trường của công ty là rất lớn, trải dài trên đại bàn nhiều tỉnh thành, việc kiểm soát thị trường hầu như là không thể.

2.2.2. Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH

Chương trình sắp xếp đổi mới DNNN mà trọng tâm là CPH DNNN được thí điểm từ năm 1992, kết quả của quá trình này là tạo ra CTCP hoạt động tự chủ năng động hơn và tất yếu là hiệu quả hơn so với DNNN. Số lượng các doanh nghiệp tiến hành CPH qua các giai đoạn được cụ thể qua bảng sau:

Giai đoạn Số lượng doanh nghiệp CPH

1992-1998 123

1998-1999 235

1999-2000 212

2001-2002 164

2002-2003 532

2003-2004 753 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2004-2005 724

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến năm 2005 có 2966 doanh nghiệp CPH, trong đó các doanh nghiệp ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 65,5%; các doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại dịch vụ chiếm 28,7%, doanh nghiệp thuộc các ngành nông lâm, ngư nghiệp chiếm 5,8%.

Báo cáo nghiên cứu về hậu CPH DNNN của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, sau CPH hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đều được triển khai tích cực. Qua khảo sát 559 doanh nghiệp CPH hơn 1 năm trở lên thì có 87,53% khẳng định kết quả hoạt động SXKD là tốt hơn, tuy rằng còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Về khả năng sinh lời: ngay trong năm đầu tiên CPH, doanh thu bình quân của doanh nghiệp tăng 13%, lợi nhuận sau thuế tăng 48,8% chi thấy việc chuyển sang CTCP đã có tác động mạnh tới kết quả kinh doanh. Tỷ lệ tăng lợi nhuận trung bình cua các doanh nghiệp là 0 đến 2%, có những doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trên dưới 3%, chỉ một số ít có tỷ lệ tăng âm. Nhìn chung tỷ lệ này chưa phải là cao nhưng so sánh với các loại hình doanh nghiệp khácm nhất là DNNN thì đây là một tỷ lệ chấp nhận được.

Với những doanh nghiệp đã CPH nhiều năm, hiện nay đã đi vào hoạt động ổn định thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn được duy trì, doanh thu hàng năm tăng 13,4%, lợi nhuận trước thuế tăng 9,4%, đặc biệt lợi nhuận sau thuế tăng đến 54,3%. Năng suất lao động bình quân tăng 8,3%, đầu tư TSCĐ tăng 11,5%, lương bình quân tăng 11,4%.

Qua khảo sát các chuyên gia cũng cho biết tốc độ gia tăng giá trị gia tăng là 26%, trong khi đó tốc độ gia tăng tài sản là 20%, nghĩa là tốc độ tăng đầu vào chậm hơn tốc độ tăng đầu ra, như vậy hoạt động kinh doanh của các CTCP là có hiệu quả.

Qua khảo sát các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương khẳng định sau CPH cán bộ quản lý và người lao động đã gắn bó với doanh nghiệp hơn, nhờ đó đã có tác động tích cực tới hiệu quả SXKD. Có 96% doanh nghiệp khẳng định cán bộ quản lý đã thật sự quan tâm tới doanh nghiệp, 88% doanh nghiệp cho biết kết quả sản xuất của người lao động đã tăng lên khi tiền lương được tính toán trên cơ sở hiệu quả SXKD. Hiệu quả SXKD tăng lên có thể được nhận thấy thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất và nguồn lực ngày càng tốt hơn, có 85% doanh nghiệp khẳng định điều này. Tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm của các công ty là 20%.

Khả năng tạo việc làm: tỷ lệ việc làm mới trong các doanh nghiệp CPH trung bình là 5%, đây là một con số khiêm tốn, xong với các phương án tiến hành CPH, với khả năng hoạt động còn nhiều hạn chế thì bước đầu là có kết quả tốt. Kết quả này còn góp phần xoá bỏ dư luận cho rằng sau khi chuyển sang CTCP thì nhiều lao động sẽ bị sa thải.

2.3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang

2.3.1. Kết quả hoạt động SXKD

Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang đi vào hoạt động chính thức từ ngày 08/01/2004, trong quá trình thực hiện phương án SXKD và điều lệ công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi:

Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành chức năng đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo chế độ chính sách và pháp luật nhà nước quy định như Nghị định 44 về CPH DNNN, về luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài để doanh nghiệp có điều kiện về nguồn vốn để tái sản xuất, đầu tư theo chiều sâu, mở rộng SXKD của doanh nghiệp.

Sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh hàng năm đều đạt tỷ lệ cao từ 8- 12%, nhất là lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, thu hút bên ngoài đầu tư xây dựng vào tỉnh nên nhu cầu về vận tải bằng ô tô ngày càng cao.

HĐQT và Ban giám đốc điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên lao động trong công ty có tinh thần làm việc với trách nhiệm cao, cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Khó khăn:

Là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh chuyển đổi sang CTCP nên bước đầu tư tưởng của người lao động trong công ty còn băn khoăn, lo lắng dẫn đến việc tham gia mua cổ phần còn ít và tốc độ chậm nên hoạt động SXKD còn bị hạn chế do thiếu vốn.

Cơ sở SXKD luôn biến động, đặc biệt với ngành vận tải ô tô. Lực lượng vận tải ngoài quốc doanh đang phát triển một cách tự phát. Hiện tượng cung vượt quá cầu, vận tải chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh CPH. Thị trường hoạt động của công ty ngày càng bị thu hẹp, trật tự vận tải bị phá vỡ.Thuế nhập khẩu ô tô tăng từ 130- 150%

Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng trong các năm qua (2004- 2012), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và HĐQT, ban giám đốc cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên lao động, công ty đã đạt được một số thành tựu như sau:

Bảng 2.1. Tình hình tài chính của công ty qua các năm sau CPH:

Đơn vị: 1.000.000 đồng

TT Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Vốn điều lệ 4.000 4.000 4.183 4.183 6.183 6.185 - C.phần đã mua 2.437 3.246 3.056 3.675 4.635 4.763 - C.phần N.nước 1.200 1.200 1.28 1.299 818 800 2 Giá trị TSCĐ 11.654 12.206 14.048 15.445 16.034 17.564 3 Giá trị còn lại 6.187 7.370 10.341 11.385 11.365 11.896 4 Nguồn vốn KD 3.519 4.246 4.035 6.295 7.585 8.424 5 Các quỹ 262 173 133 15 165 181 - Quỹ PTSX 131,7 58,5 48,8 73,6 86 93,2 - Quỹ DPTC 52,2 43,2 49,5 58,7 64,9 72,2 - Quỹ KT, PL 78,1 71,1 34,6 25,3 13,4 15,8

Bảng 2.2. Kết quả SXKD, lao động, thu nhập qua các năm sau CPH

Đơn vị: 1.000.000 đồng

TT Diễn giải Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Doanh thu 6.514 6.613 7.150 8.802 10.467 13.871 2 Chi phí 5.886 5.872 6.746 8.494 9.881 13.531 3 lợi nhuận trước thuế 628 740,6 403,8 308,4 585,2 340 4 Lợi nhuận sau thuế 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 5 Lao động BQ (người) 96 92 88 88 89 106 6 Thu nhập BQ 0,582 0,614 0,648 1,026 1,103 1,196 7 Lãi chia cổ tức 19,32% 12,24% 4,56% 9,47% 7% 8,6%

Mức biến động của doanh thu trong thời gian 6 năm sau CPH được thể hiện thông qua biểu đồ.

0 2 4 6 8 10 12 14 năm 00 năm 01 năm 02 năm 03 năm 04 năm 05

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ một công ty nào bởi mức doanh thu quyết định đến các khoản lợi nhuận, đến nghĩa vụ đối với nhà nước. Ở Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang sau thời gian CPH chỉ tiêu doanh thu biến đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm, bước đầu có thể nói công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm Doanh thu, tỷ đ

ty hoạt động có kết quả sau khi CPH. Thời gian đầu mức tăng còn chậm, năm 2008 tăng 1,5% so với năm 2007, nhưng đến năm 2011 đã tăng 18,9% so với năm 2003 và năm 2012 tăng 32,5% so với năm 2011. Tốc độ tăng doanh thu qua các năm là khá cao, năm 2012 doanh thu tăng 112,9% so với năm 2007.

Sự biến động của lợi nhuận sau thuế được thể hiện qua biểu đồ

-300 -200 -100 0 100 200 300 400 500 n00 n01 n02 n03 n04 n05

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng là một chỉ tiêu phản ánh rõ kết quả hoạt động SXKD của công ty, nó phản ánh việc kinh doanh có lãi hay không, mức lợi nhuận mà các thành viên được hưởng ở mức nào sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Lợi nhuận sau thuế là một chỉ tiêu quan trọng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang biến động không đều và có xu hướng giảm theo giá trị tuyệt đối, 2 năm đầu sau CPH, lợi nhuận sau thuế là tương đối cao, bước đầu khẳng định kết quả SXKD sau CPH, mặc dù năm 2008 đã giảm 1,2% so với năm 2007. Đáng chú ý trong 2 năm tiếp theo lợi nhuận sau thuế mang dấu âm, khẳng định rằng công ty đã không có lợi nhuận trong 2 năm này, tuy nhiên đó cũng chưa thể nói rằng công ty SXKD không có hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả. Trong 2 năm gần đây, lợi nhuận sau thuế đã biến đổi theo chiều hướng tăng dần tuy rằng còn ở mức chưa cao, nhưng cũng phần nào khẳng định việc SXKD đã đi vào ổn định và ngày càng có kết quả tốt.

L.nhuận sau thuế (triệu đồng)

Nhận xét: Nhìn vào kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Tuấn Nam Trang ta thấy sau CPH, công ty đã đi vào hoạt động SXKD tương đối ổn định và bước đầu đã có những kết quả nhất định. Doanh thu hàng năm tăng và tương đối ổn định mặc dù mức tăng không đều và còn ở mức thấp, hàng năm công ty đều có lợi nhuận trước thuế và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuy nhiên lợi nhuận ròng các năm còn ở mức thấp và có những năm còn mang dấu âm, cần chú ý đến điều này để phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty; thu nhập của người lao động có sự cải thiện qua các năm, nếu nhìn ở mức độ tổng hợp so với thị trường lao động chung thì mức thu nhập

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM góp PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 39 - 66)