Chương 3 : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI EDO
3.1. Hoạt động kinh tế của Edo
Kế thừa kinh nghiệm, chính sách của những người đi trước, Tokugawa Ieyasu đã có nhiều chủ trương tích cực để phát triển kinh tế. Ông hiểu rõ tầm quan trọng của kinh tế công–thương nghiệp và luôn coi phát triển kinh tế là nền tảng căn bản để xây dựng đất nước.
Sau khi nắm thực quyền thống trị ở Nhật Bản, Ieyasu đã chủ trương giải thể các tổ chức buôn bán độc quyền (za, 座, tọa)15
trước đây nhằm bảo đảm hoạt động cho các thương nhân tự do và tránh khuynh hướng thao túng nền kinh tế Nhật Bản của các tổ chức này. Do đó, ơng đã kêu gọi thương nhân vào sống và kinh doanh trong các thành thị, khuyến khích một số tập đoàn thương nhân đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Mạc phủ còn dỡ bỏ một số ngăn cách về địa giới hành chính đề tạo điều kiện cho lưu thơng và phát triển kinh tế.
Việc hình thành đội ngũ thương nhân chuyên nghiệp là một nhân tố quan trọng khác thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặc dù nơng nghiệp vẫn cịn là cơ sở kinh tế căn bản của đất nước nhưng sản xuất thủ cơng nghiệp, thương nghiệp ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Để có thêm thu
15 Các phường buôn (za) xuất hiện trên cơ sở những nhóm thương nhân bn bán chun
nghiệp. Za bảo vệ quyền lợi cho các thương nhân thành viên và của chung phường hội,
thường do một cơ sở tôn giáo, lãnh chúa hay thành viên hoàng tộc bảo trợ. Đến thế XVI, Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi đã có nhiều biện pháp xóa bỏ đặc quyền của những phường buôn bán cũ để tạo ra môi trường cho kinh tế thương nghiệp Nhật Bản tự do phát triển.
nhập trang trải cho mức sống ngày một tăng và thực hiện chế độ sankin kotai các lãnh chúa đã tìm cách khuyến khích sản xuất và mở rộng hoạt động thương mại. Nhiều lãnh chúa đã đặt nhà kho, cơ sở buôn bán tại Osaka hay Edo. Hệ quả là ở Nhật Bản đã hình thành một hệ thống kinh tế lớn nối liền giữa hai thành thị này. Cùng với những phát triển của sản xuất, sự hòa nhập của kinh tế các địa phương vào mạng lưới kinh tế chung đã tạo điều kiện cho một thị trường thống nhất ra đời và đó chính là mơi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của đẳng cấp thương nhân. Thời Tokugawa, thương nhân bao gồm nhiều loại, trong đó có tonya, những người chun bn bán lớn, có quyền lợi gắn chặt với giới chính trị và các thương nhân trung gian là
nakagai (仲買, trọng mãi) và nakadachi-nin (仲立人, trọng lập nhân). Tại một số thành thị lớn như Osaka, Kyoto và Edo, những thương nhân trung gian có vai trị rất quan trọng trong các hoạt động thương mại và phân phối hàng hóa.
Sau khi các za bị giải thể, từ thế kỷ XVII ở Nhật Bản đã xuất hiện một khuynh hướng liên kết tự phát giữa những nhà sản xuất, thương nhân vào các hiệp hội (nakama) nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh, duy trì sự ổn định về kinh tế. Khi mới xuất hiện, Mạc phủ đã tìm cách ngăn cản, cấm các hiệp hội này hoạt động. Không chỉ các thương nhân mà cả những người sản xuất thủ công, kinh doanh tiền tệ, tài chính, vận chuyển hàng hóa... cũng tổ chức ra những nakama của riêng mình trong đó điển hình nhất là các nakama thương nghiệp. Nakama có cấu trúc theo chiều dọc, tức là tổ chức của những người cùng ngành nghề. Chức năng chủ yếu của nó là để duy trì sự phát triển ổn định của mỗi thành viên, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng tài chính, chống lại khuynh hướng mưu lợi cá nhân và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nakama được lập ra để tránh sự thâm nhập của những thương nhân tự do bên ngoài, khống chế giá cả, điều tiết khối lượng và chủng loại hàng hóa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
buôn bán trên thị trường, kiểm tra chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi thành viên trước các con nợ, củng cố lịng tin giữa những người bn bán với người sản xuất, tiêu dùng. Mỗi nakama tự đề ra phương pháp, kỹ thuật mua bán hàng hóa, chủng loại, khối lượng sản xuất. Lòng tin của khách hàng đối với uy tín của hiệp hội và sự trung thành giữa các thành viên được coi là nguyên tắc sống còn của nakama. (7, tr. 292)
Thời Tokugawa, nhiều nakama cịn có thuyền bn, nhà kho và nắm
giữ những nguồn tài sản lớn. Nakama đã đóng góp tích cực trong việc truyền dạy nghề cho thế hệ thương nhân trẻ, góp phần làm cho quan hệ thương mại trở nên hoàn hảo, tinh tế hơn. Thông qua các hoạt động kinh doanh, nakama
đã có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, làm cơ sở cho sự hoạt động của hệ thống tín dụng, kinh doanh tiền tệ đồng thời cũng thúc đẩy q trình tích tụ tư bản vào một bộ phận thương nhân – tài chính giàu có.
Vào cuối thế kỷ XVII, Mạc phủ ngày càng nhận thấy tính chất tiến bộ của tổ chức nakama nên đã sử dụng loại hình tổ chức kinh tế này làm phương tiện để củng cố chính quyền, khống chế giá cả thị trường, giữ vững sự ổn định giữa các đẳng cấp xã hội và để có thêm nguồn thu cho ngân khố. Do vậy, từ năm 1721, Mạc phủ đã chính thức cho phép các nakama hoạt động và yêu cầu các thương nhân, thợ thủ cơng... phải đăng kí là thành viên trong một nakama nhất định. Được sự ủng hộ của chính quyền, trên khắp cả nước, nhất là ở những trung tâm thương nghiệp, thành thị lớn, hàng loạt hiệp hội sản xuất, buôn bán đã được thành lập. Một số nghiệp đồn bn bán lớn như “Nhóm 10 nhà bán bn” ở Edo và “Nhóm 24 nhà bán bn” ở Osaka đã ra đời với sự tham gia của những thương nhân giàu có nhất. Trên thực tế, hai nghiệp đoàn này là những tổ chức kinh tế có tính chất quốc gia đầu tiên ở Nhật Bản và đóng vai trị hết sức quan trọng trong giao lưu kinh tế, phát triển giao thông, trao đổi tiền tệ giữa Edo với Osaka. Vào thế kỷ XVIII, hàng loạt hiệp hội của
những người buôn bán lúa gạo, tơ lụa, bông, gỗ, thủy sản... cũng đã lần lượt xuất hiện.
Nhờ việc thực hiện đồng thời nhiều chính sách quản lý khác nhau mà từ một trung tâm chính trị, Edo cũng đã khẳng định được vị thế của một trung tâm kinh tế đặc biệt là sau khi chính quyền chuyển trọng tâm kinh tế từ hướng ngoại sang hướng nội. Dưới tác động của chính sách toả quốc (sakoku, 鎖国), hoạt động kinh tế thương mại ở Nhật Bản đã bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Chính quyền Edo cũng thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát nền kinh tế và nắm giữ một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết yếu như khai thác mỏ, lưu hành tiền tệ, định thuế ngoại thương, nhập và buôn bán tơ lụa, kiểm soát giá gạo...
Trong lịch sử phát triển hơn 2 thế kỷ, bên cạnh vị trí chính trị được mặc nhiên thừa nhận của mình, Edo cịn có vai trị kinh tế trong tồn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Một số tác giả cho rằng vị trí kinh tế của Edo giống như một "nhà bếp" chứa đựng trong đó mọi thứ hàng hố chứ khơng đóng vai trò dẫn dắt thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng Kanto nói riêng và Nhật Bản nói chung. Và như vậy, chỉ có thể coi Edo là trung tâm tiêu thụ lớn nhất Nhật Bản chứ không phải là trung tâm kinh tế với đầy đủ ý nghĩa của nó [9, tr. 363]. Về kinh tế, rõ ràng là Edo không thể so sánh với vị thế kinh tế và mức độ buôn bán của Osaka (về nội thương) hay Nagasaki (về ngoại thương) nhưng Edo phải được coi là thành thị giữ vị trí hàng đầu trong sự hình thành và phát triển của một thị trường trong nước. Với số dân đông đúc, mặc nhiên Edo trở thành trung tâm tiêu thụ lớn nhất Nhật Bản. Hàng năm, chỉ riêng lúa gạo, người ta đã phải chở vào thành 1,4 triệu koku. Edo còn đồng thời là trung tâm kinh tế của các lãnh chúa miền Đông Nhật Bản. Vào thế kỷ XVII, tuy Osaka, Kyoto... giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất, thương mại, tài chính của Nhật Bản và đã kéo theo sự phát triển của toàn bộ vùng Kinki nhưng vùng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
Kinki không thể đạt được sự phát triển đó trong điều kiện biệt lập. Sức tiêu thụ của Edo đã tạo nên sinh lực cho khu vực kinh tế này. Thị trường Edo còn là nơi tiếp nhận một lượng hàng lớn để từ đó chuyển giao đến các lãnh địa và vùng kinh tế khác. Sau khi Edo được tạo dựng, thành thị này đã đạt tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng. Vào những năm 1630, số lượng thị dân của Edo vẫn chỉ bằng khoảng 50% so với Osaka hoặc Kyoto, tức là có dân số khoảng trên 150.000 người nhưng đến năm 1698 đã tăng lên 350.000, năm 1750 là 500.000 và năm 1800 đã vượt lên đến 1 triệu dân. Ngoài những tác động chính trị thì ngun nhân của sự tăng trưởng dân số đó cịn do khả năng cung cấp hàng hoá từ các địa phương về Edo và hoạt động kinh tế của thành thị này cũng ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu dùng của Edo ngày một tăng lên, hoạt động kinh tế ở thành thị này cũng trở nên nhộn nhịp. Do muốn nắm giữ và khuếch trương hoạt động của kinh tế thủ cơng nghiệp và thương nghiệp, chính quyền Edo đã cấp cho nhiều chủ cơng-thương đặc quyền và đất đai để nhiều hiệp hội (nakama) thiết lập cơ sở sản xuất, bn bán. Nhờ đó, đến đầu thế kỷ XVIII Edo đã trở thành một trong những thành thị có mức độ phát triển kinh tế cao của Nhật Bản và trên một số lĩnh vực có nhiều biểu hiện vượt trội so với các thành thị khác. Như vậy, “quá trình tập trung hố của Edo đã khuyến khích sự tăng trưởng q trình tích luỹ và sản xuất khơng chỉ ở Edo mà cịn ở cả Osaka, Kyoto cùng nhiều thành thị khác và từng bước đáp ứng cả những nhu cầu thương mại của các thành thị địa phương” [9, tr. 364].
Thời Tokugawa, thương nhân từ các địa phương đã vận chuyển lương thực, hàng hoá đến Osaka để buôn bán và về Edo để chu cấp cho các lãnh chúa theo hệ thống giao thơng thuỷ, bộ khác nhau. Trong đó, hệ thống cảng ven Biển Nhật Bản (Nihon kai) đã bảo đảm cho con đường vận chuyển thóc gạo, sản vật từ khu vực phía Tây - Bắc Nhật Bản (Hokuriku), đi qua eo biển
Shimonoseki rồi vào vùng Biển nội để rồi từ đó hàng hố lại được phân chia đến các thành thị như Sakai, Osaka, Nagoya và Edo... Sự giao lưu kinh tế đó cũng được thực hiện thường xuyên giữa Edo và Osaka, huyết mạch kinh tế quan trọng nhất.
Nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả và có thể duy trì thường xuyên, cùng với Osaka, ở Edo nhiều lãnh chúa cũng cho lập nhà kho, cơ sở thương mại. Ngồi việc bn bán, nguồn hàng dự trữ trong các nhà kho, cơ sở thương mại đó cịn được dùng để bảo đảm cho các khoản vay nợ [9, tr. 365]. Do nắm được sức mạnh kinh tế, đẳng cấp thương nhân ngày càng khẳng định được vị thế xã hội của mình. Tuy nhiên, ở các thành thị như Edo, Osaka... hoạt động kinh tế của giới công - thương vẫn thường phải dựa vào sự bảo trợ của các thế lực chính trị hay tơn giáo. Sau khi xố bỏ hoạt động của các tổ chức phường hội cũ (za) mang tính chất độc quyền, đến thế kỳ XVII, trong nhiều thành thị các thương nhân tự do đã thực sự tìm thấy môi trường thuận lợi để phát triển kinh doanh. Từ đó, do nhu cầu tổ chức và tập trung kinh tế đã hình thành nên những hiệp hội thương mại kiểu mới (nakama)
trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế.
Cũng có một đặc điểm là hoạt động của những thương nhân lớn rất đa dạng và thường có sự kết hợp giữa buôn bán với kinh doanh tiền tệ. Để bảo đảm cho các hoạt động kinh tế, cộng đồng thương nhân đã lập nên những tổ chức kinh doanh chặt chẽ và có khuynh hướng mở rộng đầu tư vào những ngành có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Do nắm giữ được sức mạnh kinh tế, trên thực tế các tập đoàn thương nhân lớn ở Osaka và Edo là người định đoạt giá cả trên thương trường. Đến thế kỷ XIX, nhiều thương gia có thế lực đã tập trung vốn vào một số lĩnh vực sản xuất như công nghiệp dệt, đóng tàu... Năm 1761, trước ngưỡng cửa của cải cách Minh Trị, theo tính tốn có đến trên 200
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
thương gia có giá trị tài sản trên 200.000 ryo16
vàng. Nếu giá mỗi koku thóc là
1 ryo vàng thì tài sản của nhiều thương nhân đã vượt xa thu nhập hàng năm của nhiều lãnh chúa Nhật Bản [9, tr. 365]. Edo là một thành thị đang phát triển, dễ làm ăn và buôn bán. Ở đây, các nakama đã thu được nhiều nguồn lợi lớn. Cùng với Osaka, Edo là địa bàn kinh doanh của những tập đồn thương nghiệp có thế lực nhất Nhật Bản. Trong số đó, gia đình Mitsui sau khi lập nghiệp ở Ise, vào đầu thế kỷ XVII đã chuyển về Edo và giàu lên nhanh chóng nhờ những nguồn thu từ buôn bán tơ, lụa. Điều đáng chú ý là, những người ln có nhu cầu tiêu dùng một lượng lớn vải lụa chính là giới võ sĩ cùng đơng đảo đội ngũ thương nhân giàu có ở Edo.
Sự phát triển đó của Edo, Osaka và Kyoto... đã tác động đến sự tăng trưởng chung của nhiều thành thị cận thế. Các tuyến giao thông trọng yếu khởi đầu từ Edo đã nối liền với nhiều vùng Nhật Bản. Theo đó, hàng nơng, lâm sản của vùng Kanto, Tohoku... đã tập trung về Edo để từ đó lại được chuyên chở đến miền Tây. Đến thế kỷ XVIII, q trình chun mơn hố trong sản xuất và buôn bán cũng đã diễn ra mạnh mẽ ở miền Đông Nhật Bản. Nhiều vùng nông thôn ở Kanto cũng tham gia sản xuất hàng hố thủ cơng. Nhờ đó mà Edo đã có thể tự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhiều loại hàng hoá. Cho đến những năm 50 thế kỷ XIX, Edo vẫn duy trì được vị trí đầu mối kinh tế. Như vậy, trên thực tế ngồi vai trị là trung tâm hành chính, Edo cịn là trung tâm
16
Ryo là loại tiền vàng thường chỉ được dùng trong đẳng cấp võ sĩ. Với sự lớn mạnh về kinh tế của giới thương nhân, ryo đã dần trở thành loại tiền tệ phổ biến. 1 ryo tương đương với 4000 mon - 1 loại tiền thơng dụng dành cho các tầng lớp bình dân. 1 bu tương đương với 1000 mon. Tuy nhiên, với giá trị sử dụng lớn so với bu, đặc biệt là với mon (nếu so
sánh việc một bát mỳ của thị dân bình thường có giá 16 mon với món tiền thưởng trúng xổ số là 1000 ryo, có thể phần nào thấy sự chênh lệch trong mức sống của các tầng lớp thị dân lớn đến mức nào!) nên ryo hầu như chỉ được dùng trong giới thương nhân giàu có.
bn bán của tồn bộ hệ thống thành thị đặc biệt là khu vực miền Đơng... Tóm lại , Edo có ảnh hưởng rộng khắp Nhật Bản.
Ở Nhật Bản trong thời cận thế số lượng các thị cảng, thị trấn... tuy có trội vượt hơn loại hình thành chính trị nhưng vị trí kinh tế trọng yếu vẫn thuộc về các jokamachi mà điển hình là Edo.
3.2. Đời sống xã hội Edo
3.2.1. Cơ cấu xã hội
Vào thời Kamakura, Edo đầu tiên là một jokamachi nhỏ do gia đình
Edo cai quản và vào thời Muromachi là do Dokan Ota, một thuộc hạ của gia đình Uesugi cai quản. Nhưng từ năm 1603, Edo đã phát triển một cách nhanh chóng cho đến khi trở thành thành thị lớn nhất Nhật Bản, và là một trong những thành thị lớn nhất trên thế giới vào thế kỷ đó. Mặc dù khơng biết chính