Kiểm tra chất lượng hàng hoá và khiếu nại trong trường hợp hàng

Một phần của tài liệu Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 27 - 29)

1.3. Khái quát chung về tính phù hợp với hợp đồng của hàng hoá

1.3.4. Kiểm tra chất lượng hàng hoá và khiếu nại trong trường hợp hàng

hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng

Để xác định xem người bán có thực sự vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng hay không, người mua cần thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa hay cịn gọi là giám định hàng hóa. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa và phát hiện khiếm khuyết sẽ trở thành cơ sở để người mua khiếu nại về hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.

1.3.4.1. Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa có thể do chính người mua hoặc một bên thứ ba đảm nhận. Bên thứ ba có thể là cơ quan chuyên trách về giám định chất lượng hàng hóa do các bên thỏa thuận thuê hoặc là người tiêu dùng cuối cùng trong trường hợp hàng hóa được bán lại. Cách thức giám định hàng hóa cũng tùy thuộc vào loại hàng, các đặc tính của hàng, số lượng, bao bì đóng gói cũng như nơi thực hiện giám định.

Ngoài ra, việc kiểm tra hàng hóa phải được thực hiện trong một thời hạn phù hợp và tùy thuộc theo tình huống cụ thể. Thời hạn phù hợp ở đây được hiểu là thời hạn hợp lý và không chậm trễ để tránh việc hàng hóa bị hư hại, tổn thất sau khi hàng được giao. Tùy theo tình huống cụ thể có nghĩa là tùy vào thời điểm sớm nhất mà người mua có khả năng tiếp cận được với hàng để thực hiện giám định chất lượng. Về vấn đề này, Công ước Viên đã đề cập đến hai trường hợp đặc biệt: địa điểm của hàng bị đổi trong quá trình vận chuyển (redirection) hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp (redispatch) trong trường hợp người mua khơng có khả năng kiểm tra và người bán đã biết hoặc có thể lường trước được sự thay thổi đó.10

1.3.4.2. Khiếu nại trong trường hợp hàng hóa khơng phù hợp với hợp

đồng

Sau khi phát hiện ra sự khơng phù hợp trong hàng hóa, người mua có thể tiến hành khiếu nại với người bán. Đây đồng thời là cơ sở để người mua tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm đặc biệt là chế tài hủy hợp đồng.

Khiếu nại về tính phù hợp của hàng hóa phải đầy đủ các nội dung (bản chất khiếm khuyết, mô tả khiếm khuyết, yêu cầu của người mua…) và đảm bảo được gửi đến người bán trong thời hạn hợp lý. Thời hạn hợp lý được nhấn mạnh bắt đầu từ lúc mà người bán đã nhận biết hoặc đáng lẽ phải nhận biết được khiếm khuyết đó và có độ dài tùy thuộc vào các yếu tố như thỏa thuận về đảm bảo chất lượng của các bên, quy định của pháp luật từng nước… Điều 39 CISG, điều 2-607 UCC hay điều 47 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đều thống nhất về quan điểm này.

CHƯƠNG 2: HỦY HỢP ĐỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP HÀNG HĨA

KHƠNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP

ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Qua các nghiên cứu ở chương 1, có thể thấy khơng phải trường hợp hàng hóa khơng phù hợp nào cũng có thể dẫn đến hủy hợp đồng. Mỗi nguồn luật cũng có các quy định riêng về vấn đề này. Khóa luận này sẽ làm rõ về trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng trong khuôn khổ các giao dịch áp dụng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Theo Cơng ước Viên năm 1980, đối với trường hợp hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng dẫn đến hủy hợp đồng, vi phạm thuộc về trách nhiệm của người bán và quyền hủy hợp đồng thuộc về người mua và người mua chỉ có thể thực hiện quyền này khi sự vi phạm của người bán cấu thành một vi phạm cơ bản hoặc người bán không thể khôi phục sự phù hợp của hàng hóa trong thời hạn đã được người mua gia hạn thêm.

Một phần của tài liệu Hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 27 - 29)