Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH quốc tế liên doanh VINATA thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 49)

2.1.1 .Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của công ty VINATA

2.2. Đánh giá kết quả sản xuất kinhdoanh của công ty

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế như hiện nay, sự biến động của các yếu tố kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh tế của mỗi doanh

nghiệp. Sự tác động đó có thể tạo ra những thuận lợi hay những khó khăn trực tiếp nhất định. Bất kỳ một sự thay đổi, hay biến động nào đó về sự suy thối nền kinh tế, tình hình lạm phát… của các quốc gia trên thế giới cũng đều ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết vận dụng sáng tạo những tác động tích cực ấy sẽ mang lại hiệu quả cao cho kinh doanh xuất nhập khẩu. Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới đã và đang có dấu hiệu hồi phục, là tín hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hàng loạt các dự án lớn sẽ được triển khai như nhà máy SAPORO Bia tại Tp. HCM, nhà ga T2 Nội Bài, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn… và đặc biệt đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang được xem xét đầu tư là những dự án mang lại nguồn công việc lớn cho VINATA. Với sự bùng nổ của thị trường xây dựng, VINATA đang đứng trước cơ hội và thách thức mới, phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt để phát triển thành một nhà thầu chuyên nghiệp và vững mạnh.

- Sự bất ổn về chính trị, xã hội tại khu vực … ; vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên... là sự mất ổn định về an ninh và phát triển kinh tế của các nước này và Việt Nam với sự ổn định về chính trị xã hội sẽ là điểm mấu chốt thu hút đầu tư nước ngoài và là cơ hội tốt cho sự phát triển của VINATA.

- Sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng, đặc biệt là lực lượng cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao; việc tuyển dụng kỹ sư cho các dự án cũng rất khó khăn. Nguồn nhân lực là nhân tố tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng kiến trúc. Mặt khác, doanh nghiệp hoạt động theo hướng chun mơn hố nên sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn. Do vậy, chiến lược sử dụng lao động hợp lý chính là yêu cầu cấp bách và cần thiết trong cơ cấu tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp như hiện nay. Doanh nghiệp cần phải có những chính sách đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, cơng nhân viên nhằm mục đích nâng

cao năng lực và tinh thần trách nhiệm làm việc hết mình của mối cá nhân lao động.

- Bộ máy quản lý doanh nghiệp:Bộ máy quản lý doanh nghiệp là yếu tố tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.Doanh nghiệp phải thiết lập được cơ cấu bộ máy quản lý một cách khao học và hiệu quả. Do vậy mà, thiết lập và cách thức điều hành cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ là nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngược lại, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ thấp nếu như cơ cấu tổ chức yếu kém. Doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra và có được trình độ quản lý của mình khi có sự sắp xếp hợp lý các nhân tố trong bộ máy.Chúng ta có thể thấy, chính khả năng tổ chức và quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể đã tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Bộ máy quản lý trong doanh nghiệp được xây dựng chặt chẽ và có các mối quan hệ hỗ trợ nhau là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

- Tiềm lực tài chính : Tài chính là yếu tố tổng hợp phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp thơng qua nguồn nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động, phân phối đầu tư có hiệu quả của nguồn vốn. Trong hoạt động kinh doanh, vốn đầu tư luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề sử dụng và phân phối vốn hợp lý là rất cần thiết. Nhưng thực tế cho thấy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều này. Với nguồn vốn đi vay, các doanh nghiệp khó có thể kinh doanh an tồn trên thị trường. Đó cũng là ngun nhân có rất nhiều doanh nghiệp khơng thể tồn tại lâu dài trên thị trường kinh tế. Như vậy để nâng cao khả năng quản lý hiệu quả của nguồn vốn kinh doanh, doanh nghiệp có thể được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu:

 Vốn huy động

 Khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn  Các khả năng sinh lợi khác vv...

- Mạng lưới kinh doanh: Trên thực tế, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới kinh doanh của công ty.Một mạng lưới kinh doanh được coi là hợp lý và bố trí các mối quan hệ rộng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, mạng lưới kinh doanh không hợp lý, khoa học, các mối quan hệ không rõ ràng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp ln xây dựng cho mình mạng lưới phù hợp với tình trạng hoạt động kinh doanh cuả mình. Qua đó, việc phát triển các mối quan hệ trao đổi, buôn bán doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật doanh nghiệp: Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp chính là: nhà xưởng, thiết bị,máy móc... Đó là nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp có thể huy động để tham gia vào q trình hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả xuất nhập khẩu.Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơng nghệ cao thì khả năng nắm bắt thơng tin, thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ diễn ra thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Nhưng một doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc phát triển kinh doanh nếu như cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém. Đó cũng là nguyên nhân hạn chế và kìm hãm sự phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu.Ngày nay, các doanh nghiệp vẫn luôn chú trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất tương đối hiện đại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Mặt khác, thị trường luôn xuất hiện các loại vật liệu mới, cơng nghệ thi cơng mới, địi hỏi phải có sự chuẩn bị, đào tạo và huấn luyện kịp thời cho kỹ sư và công nhân kỹ thuật.

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VINATA

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH quốc tế liên doanh VINATA thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)