Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm, đặc điểm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
2.1.1. Khái niệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2.1.1.1.Khái niệm phản biện xã hội
PBXH là một hình thức của dân chủ xã hội, thể hiện việc thực hiện, phát huy dân chủ. Nó được coi là một cơng cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ, giúp cho quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách được vận hành một cách khoa học, hiệu quả nhằm làm cho các quyết sách của nhà nước đáp ứng được lợi ích chung của cộng đồng xã hội, thúc đẩy sự ổn định và phát triển của xã hội. Phản biện là một hoạt động diễn ra hằng ngày xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội, thông qua phản biện, con người có thể xác định được những yếu tố sai trái để tiếp cận tới sự hợp lý, đúng đắn trong các quyết định, các hành vi của mình. PBXH là u cầu khách quan mang tính phổ biến trong việc tổ chức và vận hành quyền lực chính trị của các nhà nước dân chủ. Nó là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát quyền lực nhằm khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực nhà nước và là một phần tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi dân chủ.
Phản biện có cùng nghĩa với biện luận, biện bác. Theo nghĩa này, phản biện có thể hiểu là đặt lại, xét lại, tranh cãi, dùng lý lẽ, chứng cứ để bác ý kiến của người khác, hoặc tự xét lại một sự việc, một vấn đề trên cơ sở những lập luận, phân tích, đánh giá khách quan, khoa học có sức thuyết phục nhằm phân định rõ các mặt đối lập, xem xét tính tốt - xấu, đúng - sai, phải - trái ... với mục đích phát hiện hoặc đưa các sự việc, vấn đề trở về đúng giá trị.
Trong khoa học, phản biện là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiếp cận tới các chân lý khoa học. Theo Từ điển tiếng Việt thì phản biện là: “đánh giá chất lượng một cơng trình khoa học khi cơng trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm thi” [161, tr.278]. “Phản biện là nhận xét và đánh
giá về một cơng trình khoa học (luận án, luận văn, khố luận hoặc kết quả nghiên cứu khoa học của một đề tài, một chương trình nghiên cứu…). Người (hay cơ quan) phản biện nhận định về tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, nội dung và hình thức thể hiện của cơng trình khoa học, phương pháp nghiên cứu, kết luận, đóng góp, hạn chế… cuối cùng đánh giá chung là đạt hay không đạt những yêu cầu đề ra, xếp loại…” [130, tr.407].
Trong đời sống xã hội, PBXH được tổ chức một cách khoa học, hợp lý là hoạt động cần thiết giúp cho xã hội ổn định và phát triển, thông qua phản biện giúp chúng ta phát hiện cái đúng, loại bỏ cái sai trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một xã hội có tổ chức thực hiện phản biện hiệu quả sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, ngăn chặn, hạn chế tối đa sự phản kháng, chống đối không cần thiết của dân chúng. Ngược lại, việc lảng tránh PBXH có thể dẫn đến sự phản biện tự phát, hình thành sự phản kháng, chống đối trong xã hội. PBXH nghiêm túc, đúng đắn hoàn toàn khác với phản bác, chống đối mặc dù có thể bao gồm sự phản bác trong những trường hợp đặc biệt, nhưng khác biệt ở việc phản biện nhằm rà soát, khẳng định, bổ sung, đề xuất để đưa ra những giải pháp đúng đắn, khoa học nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội thống nhất.
Trong mơ hình quản lý xã hội hiện đại, có hai yếu tố quan trọng ln được đề cập tới. Một, nhà nước là thành tố quan trọng, cơ bản nhất để giải quyết các mâu thuẫn, hoạt động theo luật pháp. Hai, dù dưới bất cứ hình thức thể chế chính trị nào, vai trị và tác động của người dân lên chính quyền cũng như các chính sách cơng là không được phép xâm phạm, như phương châm qua câu phát biểu nổi tiếng của tổng thống Hoa kỳ Abraham Lincoln: Nhà nước của dân, do dân, vì dân, sẽ khơng bao giờ bị diệt vong (Government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the Earth). Từ hai yếu tố trên, hình thành nhu cầu tất yếu: Một chính quyền của dân, do dân và vì dân thì khơng thể khơng lắng nghe dân nói, dù người dân đó thuộc bất cứ tầng lớp nào, thành phần nào. Ngoài những lối minh hoạ, tán dương, khen thưởng, cịn cần có góc nhìn trực diện vào những mặt khác nhau của vấn đề, góc nhìn qua lăng kính PBXH [127].
PBXH là một khái niệm chính trị, là biểu hiện đặc trưng chuyên nghiệp nhất của đời sống dân chủ. Phản biện góp phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế,
văn hố, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần gũi với đời sống con người hơn.
Trên thế giới, PBXH là một thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả các cách tiếp cận cấp tiến đối với xã hội học, đặc biệt là Xã hội học Mới đã phát triển ở Hoa Kỳ vào những năm 1960. Theo đó “PBXH phân tích các cấu trúc xã hội được coi là thiếu sót và hướng đến các giải pháp thiết thực bằng các biện pháp cụ thể, cải cách triệt để hoặc thậm chí thay đổi mang tính cách mạng” [172] hoặc “PBXH là một hình thức phê bình học thuật hoặc báo chí tập trung vào các vấn đề xã hội học trong xã hội đương đại nói riêng, về những bất công được nhận thức và các mối quan hệ quyền lực nói chung” [173]. PBXH có thể tiếp cận dưới góc độ triết học xã hội, kinh tế chính trị, xã hội học, tâm lý học xã hội, phân tâm học nhưng cũng có thể là nghiên cứu văn hóa và các ngành khác hoặc bác bỏ các hình thức diễn ngơn hàn lâm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý” [72, tr.378]. PBXH có vai trị và giá trị quan trọng trong đời sống con người từ xưa đến nay. Trong xã hội hiện đại, công nghệ phát triển vũ bão; tri thức, tư duy của nhân loại đã tiến bộ vượt bậc thì PBXH ngày càng mang lại những giá trị quan trọng để ni dưỡng xúc cảm, trí tuệ con người. PBCH thật sự đạt hiệu quả cao nhất đó là khi vấn đề đưa ra được thảo luận một cách khách quan. Và từ đó, PBXH giúp người nhận phản biện và người phản biện trưởng thành về nhận thức. PBXH đòi hỏi sự ứng xử tích cực, mang tính chuyên nghiệp cao. Nó mang lại những giá trị về giáo dục văn hóa, nâng cao kiến thức cộng đồng, thúc đẩy xã hội dân chủ, bảo đảm tự do tư tưởng, bảo đảm tính khách quan, khoa học, thuyết phục và góp phần tìm ra chân lý được tạo nên từ tâm huyết của mỗi cá nhân hướng đến phạm trù hoàn mỹ của khoa học, đời sống xã hội. PBXH khơng chỉ đảm bảo tính
khoa học xuất phát từ tính nhân văn cao đẹp, mang lại lợi ích cho Tổ quốc, nhân dân. Qua đó mang lại hiệu quả cho các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, mang lại sức lan tỏa, ảnh hưởng trong đời sống xã hội và nhận được sự ủng hộ, đồng tình của dư luận, của nhân dân.
Theo PGS.TS. Trần Hậu: “PBXH là sự phản ánh chính kiến của xã hội đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật do hệ thống lãnh đạo, quản lý đề ra, thể hiện qua những nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ và có sức thuyết phục, được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chủ thể phản biện; có chức năng chuyển tải nhu cầu, nguyện vọng của xã hội đến hệ thống lãnh đạo và quản lý; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã hội và củng cố thể chế xã hội. Hình thức phản biện xã hội tùy thuộc vào truyền thống văn hóa chính trị, trình độ tổ chức dân chủ của từng nơi, từng thời kỳ lịch sử” [47].
Theo PGS.TS Bùi Xuân Đức: “PBXH được hiểu là sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến khẳng định những nội dung đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án, đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho chính xác và phù hợp” [33].
Tại Khoản 7, Điều 1, Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam [114] định nghĩa: “Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra”.
Tài liệu Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội X của Đảng định
nghĩa: “PBXH là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mơ và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân, và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, mơi trường, trật tự an ninh chung tồn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan.
PBXH là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước... Nhân dân khơng chỉ có quyền mà cịn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. PBXH là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu... ” [30, tr.182-183]. Đây được xem là định nghĩa mang tính chính thống giải thích khái niệm PBXH trong Văn kiện Đại hội X.
Như vậy, PBXH là việc nêu chính kiến, nhận xét, đánh giá, kiến nghị của chủ thể xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật do hệ thống lãnh đạo, quản lý đề ra. Trong đó bao gồm việc phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị chủ thể lãnh đạo, quản lý xem xét sửa đổi, bổ sung cho chính xác, phù hợp. Ý kiến PBXH phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng của các chủ thể xã hội đến hệ thống lãnh đạo, quản lý và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của các thể chế xã hội, tăng cường nền dân chủ xã hội.
PBXH có thể là nhận xét, phân tích, đánh giá, kiến nghị, nêu chính kiến có tính hệ thống, chặt chẽ, khoa học, có thể là tập hợp những ý kiến, những phản ứng,... riêng rẽ của tổ chức, cá nhân trong xã hội một cách khơng hồn chỉnh, nhưng vẫn có tác động mạnh đến phương án chính thống. Phản biện khoa học về bản chất là khách quan, khơng có tính giai cấp, cịn PBXH bên cạnh tính khoa học, cịn phản ánh các quan điểm, quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Vì vậy, PBXH khơng phải lúc nào cũng dựa trên cơ sở lập luận khoa học thuần tuý. Trong phần lớn các trường hợp, PBXH đan xen các quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội được phản ánh qua chủ thể phản biện. Vì vậy, nó nhiều khi mâu thuẫn với lợi ích chung, lợi ích của giai cấp cầm quyền hoặc lợi ích của phe nhóm khác, nhìn rõ đặc điểm này để thấy sự cần thiết xây dựng cơ chế vận hành hệ thống PBXH vừa đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm lợi ích, vừa hài hoà với nhu cầu chung của toàn xã hội.
PBXH nhằm đo lường phản ứng của nhân dân trước một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội. PBXH là nêu vấn đề cho nhân dân đánh giá, nhận xét, là sự
đối thoại của nhà cầm quyền với nhân dân, để đi tìm phương án có chất lượng khoa học. PBXH phải thông qua tranh luận mới đi đến quyết định đồng ý hay khơng đồng ý. Do đó, PBXH thể hiện một trình độ cao của tổ chức nền dân chủ và chỉ đạt được chất lượng khi có sự chuẩn bị một cách chuyên nghiệp. PBXH được xây dựng trên cơ sở quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp. PBXH hướng đến tìm sự đồng thuận giữa lực lượng cầm quyền với nhân dân trước một vấn đề nào đó của đời sống xã hội.
Như vậy, PBXH là việc nhân dân, các lực lượng xã hội, các tổ chức, các nhà
khoa học, cá nhân nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị về mục tiêu, nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, mơi trường, trật tự an ninh chung tồn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan.
2.1.1.2. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
MTTQ Việt Nam không những là phương thức tổ chức tập hợp quần chúng mà còn là diễn đàn dân chủ của các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; là một diễn đàn của tự do tư tưởng, của tư duy, hội tụ trí tuệ của nhân dân về những vấn đề của xã hội trên những lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước, trong đó có vai trị phản biện xã hội.
Theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT - XH, PBXH “là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước” [12, khoản 2, điều 1].
Trên cơ sở hiến định của Hiến pháp năm 2013, Khoản 1, 2, Điều 32, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định:
“1. PBXH của MTTQ Việt Nam là việc Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước.
2. PBXH của MTTQ Việt Nam mang tính xã hội, khách quan, khoa học, xây dựng, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của văn bản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội”.
Đây được xem là định nghĩa pháp lý chính thức về PBXH của MTTQ Việt Nam, phản ánh việc MTTQ hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận đưa ra sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước trên