2020
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
3.2.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) cần tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng theo hướng cập nhật chính xác, đầy đủ thơng tin về các khách hàng quan hệ tín dụng với Ngân hàng, đồng thời đa dạng hóa nguồn thơng tin tham khảo trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay giúp nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay, đảm bảo an tồn tín dụng cho hoạt động của các Ngân hàng.
Để các doanh nghiệp gặp khó khăn về nợ xấu được tiếp tục vay mới, NHNN cần có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề xử lý nợ cũ .
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, bên cạnh chính sách hạ lãi suất cho vay mới, Nhà Nước cần có chính sách miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng đã vay với lãi suất cao trước đây
Nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm sốt của NHNN
Thanh tra NHNN cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng các công nghệ mới nhằm giám sát liên tục hoạt động kinh doanh của các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.
Thanh tra ngân hàng thông qua nghiệp vụ giám sát từ xa nếu phát hiện những sai phạm hay nguy cơ rủi ro mới phát hiện cần cảnh báo kịp thời đến các NHTM để có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Hồn thiện mơi trƣờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng
Việc xử lý tài sản đảm bảo qua trung tâm đấu giá và khởi kiện ra tòa án trong thời gian qua đã gây khó khăn, tốn nhiều thời gian và gây cũng khơng ít trở ngại cho các NHTM. Vì thế, để tạo điều kiện thuân lợi cho các TCTD nói chung và cho chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh nói riêng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho vay của ngân hàng, Nhà nước cần cải cách quy trình giải quyết thủ tục tố tụng có liên quan đến xử lý nợ quá hạn được tiến hành nhanh, đơn giản, triệt để hơn đồng thời quy trình xử lý đối với tài sản đảm bảo cần phải được tinh giản hơn như: khi ngân hàng nộp hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ thì tịa án nên tiến hành giải quyết và xử lý nhanh chóng hồ sơ khởi kiện trong một khoảng thời gian nhất định để ngân hàng được phép xử lý tài sản và khi quyết định của tịa án có hiệu lực thì TCTD được chủ động trong việc lựa chọn hình thức phát mãi tài sản mà khơng cần phải qua thi hành án kéo dài thời gian như hiện nay.
Đối với việc quản lý các doanh nghiệp, Nhà Nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ quan kiểm tốn phải chịu trách
nhiệm về độ chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán, giúp phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.
Hồn thiện lại hệ thống thơng tin tín dụng của ngành ngân hàng
Nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng ngành ngân hàng, NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC ngành ngân hàng, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trường hợp phát hiện thơng tin khơng chính xác, TCTD đó phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng như bồi thường thiệt hại cho ngân hàng nào đã sử dụng thơng tin khơng chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thưởng đối với các TCTD chấp hành tốt quy chế hoạt động thơng tin tín dụng, nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lượng thông tin cung cấp.
CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng quý CIC nên gởi thông báo đến cho toàn ngành ngân hàng, nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế cung cấp thông tin.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những kết quả và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh nhằm góp phần chuyển tải nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và
mạng lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đến cho hoạt động tín dụng ngân hàng./.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng ln là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh của trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tín dụng khơng chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà cịn đóng góp vào q trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua tăng trưởng cao nhưng vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết, đó là hiệu quả hoạt động tăng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.
Là một chi nhánh hoạt động trên địa bàn TP.HCM, chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh cũng phải đối mặt với vấn đề trên. Do vậy việc thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh là vấn đề không thể thiếu được trong cơng tác tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hồn thành một số nhiệm vụ sau:
1. Trình bày cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM.
2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh. Từ đó nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh.
3. Đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh và NHNN nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro xảy ra.
tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc tham khảo những tạp chí, tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên chắc chắn luận văn khơng sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả các Quý thầy, cô cùng bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Hồ Diệu, 2000. Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.
2. PGS.TS Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Trường dại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Thị Thủy, 2007. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập WTO. Hội thảo khoa học: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện mới, trang 25-28. Học viện Tài chính, tháng 8 năm 2007.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, 31/12/2001.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, 22/04/2005
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, 25/04/2007
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012, Quyết định 780/QĐ-NHNN, 23/04/2012
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, 21/01/2013
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014, Thông tư 09/2014/TT-NHNN, 18/03/2014
10. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, 2012, Cẩm nang Ngân hàng Việt Nam Thương Tín
11. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, 2013, Báo cáo kết quả kinh doanh tại chi nhánh Vietbank Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2013
12. Nguyễn Đức Thảo, 2004, Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển bền vững tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 1, trang 8-10
Nam hiện nay, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 15(360), trang 16-19
14. Thành Hưng, 2014, Ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ cơ cấu lại đến 31/3/2015. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-duoc-giu- nguyen-nhom-no-doi-voi-khoan-no-co-cau-lai-den-3132015-
201403182153065876ca34.chn [Ngày truy cập: 18 tháng 3 năm 2014]
15. Tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
http://voer.edu.vn/m/tin-dung-va-chat-luong-tin-dung-cua-ngan-hang-thuong- mai/89b29709
16. Trần Thanh Hằng, 2011, Nâng cao chất lượng tín dụng – Kinh nghiệm từ NHTM một số nước trong khu vực và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Tin học ngân hàng, số 4(120), trang 18-19
PHỤ LỤC
Chi tiết phân loại 5 nhóm nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam“V/v sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005”
1. Dư nợ cho vay của các TCTD được chia làm 5 nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và
Khoản 4 Điều này.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ
cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã
được cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2. Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.
3. Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ cịn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
4. Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.