Sự phân chia luật lệ

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 1 jean jacques rousseau (Trang 85)

Sự phân chia luật lệ

Để cho có trật tự trong mọi việc, hay để cho tình trạng của tồn thể cộng đồng được tốt đẹp nhất, ta phải xét đến vài sự tương quan. Trước hết là tác động của tồn cơ cấu đối với chính nó, nghĩa là của tồn thể đối với toàn thể, hay là của Hội đồng Tối cao đối với quốc gia, và sự tương quan này là tương quan giữa nhiều cơ quan trung gian như ta sẽ thấy sau này.

Những luật lệ dùng để điều hành mối quan hệ này có tên là Luật Chính trị, và cũng cịn gọi là Luật Căn bản-gọi như vậy cũng không phải là vơ lý, nếu đó là những luật tốt. Vì nếu trong mỗi một nước, chỉ có một hệ thống luật pháp tốt thì dân chúng phải giữ lấy nó; nhưng nếu hệ thống ấy xấu, thì những luật lệ khiến cho hệ thống ấy xấu không thể được coi là căn bản? Ngoài ra, trong mọi trường hợp, dân chúng ln ln có thể thay đổi luật lệ, ngay cả những luật lệ tốt đẹp của mình; và giả như dân chúng tự chọn làm hại chính mình, thì ai có quyền ngăn cản họ?

Tương quan thứ hai là giữa các thành viên với nhau, hay giữa thành viên với toàn thể cơ cấu; các quan hệ giữa các thành viên nên càng nhỏ càng tốt, và sự tương quan giữa thành viên và cơ cấu càng lớn càng tốt. Mỗi cơng dân nên được hồn tồn độc lập với các công dân khác, và cùng một lúc rất lệ thuộc vào cộng đồng; việc này luôn luôn được thực hiện bằng cùng một phương tiện, [đó là quyền lực của quốc gia], vì chỉ có sức mạnh của quốc gia mới bảo đảm được tự do của các thành viên. Các luật lệ dân sự phát sinh từ tương quan thứ hai này.

Ta có thể xét một tương quan thứ ba giữa con người và luật lệ, đó là mối quan hệ giữa sự bất tuân luật pháp và các biện pháp chế tài; tương quan này dẫn đến việc làm ra Luật hình sự mà, trong căn bản, khơng phải là một loại luật lệ đặc thù mà chỉ là [ấn định] các biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn sự vi phạm các luật lệ khác.

Cùng với ba loại luật lệ ấy có một loại thứ tư, quan trọng nhất, dù không được khắc trên bia đá hay bảng đồng nhưng ở trong tim của tất cả mọi công dân. Luật này mới thực sự là hiến pháp thật sự của quốc gia mà mỗi ngày lại càng thêm sức mạnh; khi tất cả các luật lệ khác suy sụp và tàn lụi thì luật này phục hồi hay thay thế chúng; luật này duy trì dân chúng đi đúng con đường mà họ phải đi, và lần lần thay thế sức mạnh của quyền lực bằng sức mạnh của tập quán. Tôi muốn nói đến các nguyên tắc đạo đức, tục lệ và nhất là công luận. Đây là một sức mạnh mà các lý thuyết gia về chính trị khơng biết đến, nhưng lại là yếu tố quyết định lớn lao đến sự thành công của tất cả mọi chuyện. Đó là phần mà nhà làm luật khơn ngoan [phải] quan tâm đến trong kín nhiệm, [dù rằng] dường như ông chỉ chú tâm đến những điều luật riêng rẽ; [bởi ông biết rằng] các điều luật này chỉ là cái vòng cung của mái vòm, và dù các nguyên tắc đạo đức nảy sinh ra có chậm chạp hơn, nhưng rốt cuộc mới chính là viên đá đỉnh vịm bất di bất dịch.[e]

Trong các loại luật lệ này, chỉ có Luật Chính trị, tức là luật để thành lập các mơ hình chính quyền, mới liên quan đến đề tài của chúng ta.

[e] Trong tất cả mọi kiến trúc hình vịng cung hay vịm đều có một viên đá đỉnh vịm ở chính giữa. Thợ xây cất thời Trung cổ tin rằng viên đá này là mấu chốt giữ cho kiến trúc hình vịng cung hay hình vịm đứng vững. (HVCD).

Một phần của tài liệu Khế ước xã hội du contrat social phần 1 jean jacques rousseau (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)