Phân tích thông tin tài chính là trong tâm của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, vì đây là cơ sở cung cấp cho chúng ta về tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc phân tích thông tin tài chính là:
Thứ nhất: xác định rõ tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
Thứ hai: xác định phương hướng mà doanh nghiệp đi tới qua đó đánh giá hoạt động và tình hình trong tương lai của doanh nghiệp.
Phân tích thông tin tài chính bao gồm các phân tích: bảng tổng kết tài sản; phân tích vốn lưu động; phân tích tình hình vốn tự có; phân tích báo cáo thu nhập; phân tích dự toán kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích nội bộ; phân tích ngoại vi hay phân tích bên ngoài; phân tích các chỉ tiêu tài chính. Một trong những phân tích thông tin tài chính làm cơ sở, công cụ
cho việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đó là các chi tiêu tài chính, vì các chỉ tiêu tài chính thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu báo cáo tài chính khác nhau. Chúng chỉ ra những biến động về phương hướng và các biến động phán ánh rủi ro, cơ hội và hiệu quả của doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp thường được chia thành các nhóm như sau:
* Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: đây là nhóm chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời khả năng thanh khoản là một nhân tố quan trọng trong các quyết định tín dụng được đưa ra. Hầu hết các tỷ số tài chính để xây dựng mô hình đều năm trong nhóm chỉ tiêu thanh khoản như: Tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số nợ,…..
Trong nhiêu kết quả nghiên cứu đã cho thấy, không phải tất cả các tỷ số về khả năng thanh khoản cho thấy mối quan hệ rõ ràng với tần suất vỡ nợ, khi chúng ta sử dụng các đồ thị về tần suất vỡ nợ. Một số đồ thị biểu diễn tương đối nằm ngang và một số không thể hiện mối quan hệ rõ ràng.
* Nhóm chỉ tiêu hoạt động: đây là nhóm đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số hoạt động là tỷ số thanh toán phản ánh một vài khía cạnh của hãng mà có những mối quan hệ không phức tạp tới rủi ro tín dụng hơn là các biến khác, nhưng tuy nhiên các mặt này lại có được những thông tin quan trọng. Hầu hết các tỷ số xem xét trong nghiên cứu này không chỉ trình bày khả năng thanh toán của các khách hàng của doanh nghiệp, đo lường bằng giấy báo thu thanh toán mà họ còn đánh giá thói quen thanh toán riêng của doanh nghiệp bằng cách nhìn khả năng thanh toán. ví dụ một hãng bị vấn đề về các khoản nợ phải thanh toán bằng tiền mặt hẳn sẽ phải trả thanh toán cao hơn tiểm lực của họ. Do vậy, khả năng vỡ nợ sẽ tăng cung tỷ số này. chỉ ngoại trừ tỷ số phải thu / các khoản
phải trả bằng tiền mặt, bởi vì tỷ số này có nghĩa là phân số nợ riêng của doanh nghiệp lơn hơn có thể được hoàn lại bằng cách đòi lại số tiền chưa giải quyết được. đối với tỷ số hoạt động mà sử dụng lại hàng tồn kho trong tử số có mối quan hệ dương với khả năng vỡ nợ là có thể xảy ra bởi vì việc gia tăng hàng tồn kho cho ta biết chi phí hàng tồn kho cao hơn cũng như không có khả năng thanh toán các khoản băng tiền mặt.
* Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy: đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phần của doanh nghiệp. đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong dài hạn. Đòn bẩy là một nhân tố quan trọng trong bất kỳ một loại hình xác định mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp đồn bẩy kinh doanh càng lớn thì khả năng chống đỡ những cú sốc khắc nghiệt của môi trường kinh doanh mà nó hoạt động càng thấp. Điều này có nghĩa là xác suất vỡ nợ tăng khi đồn bảy kinh doanh tăng. Một số chỉ tiêu trong nhóm nhân tố này bao gồm: Nợ phải trả/ Tổng tài sản, Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu, Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng……
* Nhóm chỉ tiêu tiêu khả năng sinh lời( lợi nhuận ): đây là nhóm để đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo lợi nhuận. Có nghĩa là, giá trị hay là lợi nhuận của các công ty càng lớn thì sẽ có nhiều khả năng thanh toán để làm giảm đi khả năng vỡ nợ.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, các biểu đồ về tần suất vỡ nợ được vẽ cho các tỷ số về khả năng sinh lời như: ROE, lợi nhuận dòng, lợi nhuận gộp, EBIT/ Tổng tài sản,…ít nhiều cho thấy mối quan hệ giữa giảm tần suất vỡ nợ nếu khả năng sinh lời tăng.
* Hiệu quả
Đây là chi phí cho việc tạo ra doanh thu được đo lường bằng cách theo dõi hai phạm trù chi phí lớn là chi phí nhân công và chi phí vật tư…
* Doanh thu
Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, thì tỷ số doanh số/ tài sản cao là điều kiện đầu tiên để đạt được thu hồi vốn cao với sự đầu tư tương đối thấp và có những ảnh hưởng tích cực lên khả năng thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp, do vậy sẽ giảm khả năng vỡ nợ.
* Tỷ lệ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong việc tính toán xác suất vỡ nợ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng với tỷ lệ vỡ nợ, mối quan hệ này không đơn giản như những tỷ lệ khác so với tỷ lệ vỡ nợ. Lý do đó là nhìn chung tăng trưởng thì tốt hơn so với làm ăn có lãi ở một công ty. Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường không thể đương đầu với những thách thức quản lý bởi chính bản thân họ, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ.
Thêm nữa, tăng trưởng quá nhanh không chắc được tài trợ từ lợi nhuận, dẫn đến kết quả là khả năng nợ tăng lên và các rủi ro liên quan. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng nên kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa tỷ số tăng trưởng và nợ không trả được là không đều, điều này sẽ được loại bỏ chi tiết trong phần xây dựng mô hình.
Bảng các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong phân tích:
ST T
Chỉ tiêu tài chính Nhân tố rủi ro tín dụng
Giả thuyế
t
Tài liệu
1 Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Đòn bẩy + a,c,d,e,f 2 Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng
nguồn vốn
Đòn bẩy - a,c 3 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng tài
sản*
4 Nợ phải trả/ Tổng tài sản hữu hình Đòn bẩy + a,d 5 Tổng nợ dài hạn/ Tổng tài sản Đòn bẩy + d,e 6 Tổng vốn vay/ Tổng tài sản Đòn bẩy + a,c 7 Tổng vốn vay/ Tổng tài sản* Đòn bẩy + b 8 Tổng vốn vay/(Tổng tài sản - tổng vốn vay) Đòn bẩy + a 9 Tổng vốn vay/(Tổng tài sản-tổng vay nợ)* Đòn bẩy + b
10 Tổng vốn vay/ Tổng nợ phải trả Đòn bẩy + d 11 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng Đòn bẩy + 12 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/
Lãi vay vốn kinh doanh
Đòn bẩy - a,f 13 Tổng tài sản lưu động/ Các khoản
nợ ngắn hạn
Thanh khoản - a,c,d,e,f 14 Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ
phải trả
Thanh khoản - d 15 Vốn lưu động/ Tổng tài sản Thanh khoản - a,b,d,e 16 Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản Thanh khoản + d 17 Tổng tài sản lưu động/ Tổng tài sản Thanh khoản - d,e 18 Vốn tiền mặt/ Tổng tài sản Thanh khoản - a,d,e 19 Vốn lưu động/ Doanh thu thuần Thanh khoản -/+ d,e 20 Vốn tiền mặt/ Doanh thu thuần Thanh khoản -/+ d 21 Tổng tài sản lưu động/ Doanh thu
thuần
Thanh khoản -/+ d 22 (Tổng tài sản lưu động- Hàng tồn
kho)/ Doanh thu thuần
Thanh khoản -/+ d 23 Tổng vốn vay ngắn hạn ngân hàng/
Tổng vốn vay ngân hàng
Thanh khoản + a 24 Vốn bằng tiền/ Nợ ngắn hạn Thanh khoản - d,e 25 Vốn lưu động/ Các khoản nợ ngắn
hạn
Thanh khoản - d 26 (Tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/
Nợ ngắn hạn
Thanh khoản - a,d,e,f 27 Hàng tồn kho/ Thu nhập hoạt động Hoạt động + c
kinh doanh
28 Hàng tồn kho/ Doanh thu thuần Hoạt động + d,e 29 Hàng tồn kho/ Chi phí nguyên vật
liệu
Hoạt động + a,c 30 Các khoản phải thu/ Doanh thu
thuần
Hoạt động + a,e 31 Các khoản phải thu/ Thu nhập từ
hoạt động kinh doanh
Hoạt động + c 32 Các khoản phải thu/ Các khoản nợ
phải trả
Hoạt động - d 33 Các khoản phải thu/ Các khoản nợ
phảI trả*
Hoạt động - 34 Các khoản phải thu/ Chi phí
nguyên vật liệu
Hoạt động + a 35 Các khoản phải trả/ Chi phí nguyên
vật liệu
Hoạt động + a 36 Các khoản phải trả/ Doanh thu
thuần
Hoạt động + b 37 Các khoản phải thu/ Hàng tồn kho Hoạt động + d 38 Chi phí cá biệt/ Doanh thu thuần Hiệu quả + b 39 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh/
Chi phí các biệt
Hiệu quả - c
40 (Doanh thu thuần – Chí phí nguyên vật liệu)/ Chi phí cá biệt
Hiệu quả - c
41 Chi phí nguyên vật liệu/ Thu nhập hoạt động kinh doanh
Hiệu quả + c.f 42 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Doanh thu - a,d,e 43 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản* Doanh thu - b 44 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/
Tổng tài sản
Doanh thu - c,e 45 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/
Tổng tài sản
Lợi nhuận - a,d 46 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Lợi nhuận - b
Tổng tài sản*
47 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Doanh thu thuần
Lợi nhuận - d,f 48 (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế +
thu nhập lãi vay)/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận - c
49 (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế + thu nhập lãi vay)/ Tổng tài sản
Lợi nhuận - c 50 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
thông thường/ Tổng tài sản
Lợi nhuận - c 51 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
thông thường/ Tổng tài sản*
Lợi nhuận - b 52 (Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
thông thường + Lãi vay + Khấu hao tài sản cố định)/ Tổng tài sản*
Lợi nhuận - b
53 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông thường/ Thu nhập từ hoạt động của doanh nghiệp
Lợi nhuận - a,c
54 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh
Lợi nhuận - a,d,e,f 55 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh
doanh*
Lợi nhuận - b 56 Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu
thuần
Lợi nhuận - d,f 57 Lợi nhuận sau thuế/ Thu nhập từ
hoạt động
Lợi nhuận - c 58 Lợi nhuận giữ lại táI đầu tư/ Tổng
tài sản
Lợi nhuận - a,d,e
59 Tổng tài sản/ CPI Qui mô - a,e
60 Tổng tài sản/ CPI* Qui mô - b
61 Doanh thu thuần/ CPI Qui mô - a,e
thu thuần năm trước
63 Thu nhập hoạt động năm nay/ Thu nhập hoạt động năm trước
Tăng trưởng -/+ a 64 Hệ số nợ năm nay/ Hệ số nợ năm
trước
Thay đổi đòn bẩy
+ a
65 Hệ số vốn vay trên tài sản năm nay/ Hệ số vốn vay trên tài sản năm trước
Thay đổi đòn bẩy
+ a
a: Falkenstein, Boral và Carty(2000) b: Khandani, Lozano và Carty(2001) c: Lettmayr(2001)
d: Chen và Shimerda(1981) e: Kahya và Theodossiou(1999) f: Crouhy, Galai và Mark(2001)
*…. Tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả được điều chỉnh theo tổng tài sản vô hình và tiền mặt