Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ TƯ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (Trang 32 - 35)

Việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý với pháp luật vì việc ơng Miễn, bà Cả lấy tài sản để đảm bảo cho khoản vay của chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân bằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 01534 ngày 22-9- 2006 giữa Quỹ tín dụng (bên nhận thế chấp) với ông Miễn, bà Cả (bên thế chấp), bà Tỉnh – chủ doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân (bên vay vốn). Hợp đồng thế chấp đã được chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. Nên khi doanh nghiệp tư nhân không trả nợ hoặc trả khơng đủ nợ thì ơng Miễn, bà Cà trả thay và nếu ơng Miễn và bà Cà khơng trả hoặc trả khơng đủ thì mới xử lý thế chấp để thu hồi nợ.

Câu 5: Theo Tịa án, quyền sử dụng đất của ơng Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?

Quyền sử dụng đất của ơng Miễn, bà Cà được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của chủ doanh nghiệp Đại Lộc Tân là bà Tín cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

Do ngày 26/09/2006, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương – Chi nhánh Đồng Nai ký Hợp đồng tín dụng số TC066/02/HĐTD cho Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân vay 900.000.000; tài sản bảo đảm cho khoản vay quyền sử dụng 20.408 m2 đất do vợ chồng ông Miễn đem thế chấp cho Quỹ tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân. Nên ơng Miễn và bà Cà phải có trách nhiệm trả nợ thay nếu bà Tỉnh chủ doanh nghiệp Đại Lộc Tân không trả hoặc trả không đủ số nợ.

Vụ việc: Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh Nguyên đơn là bà Vũ Thị Hồng Nhung

Bị đơn là bà Nguyễn Thị Thắng cùng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Mát.

Theo bản án, bà Mát vay của bà Nhung số tiền 500 triệu vnd kèm thấy giấy bảo lãnh của bà Nguyễn Thị Thắng. sau khi trả nợ gốc và lãi được 8 tháng thì bà Mát dừng trả nợ nên bà Nhung đã khởi kiện bà Mát yêu cầu bà Mát tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Tịa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại xác định nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung là bà Thắng mà khơng xem xét đến việc bà Mát có đủ điều kiện trả nợ hay khơng là chưa thuyết phục. Vì lý do trên nên Quyết định giám đốc thẩm số 968 đã quyết định hủy bán án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm trước đó về vụ việc trên, giao hồ sơ vụ án để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Câu 6: Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?

Đoạn cho thấy Tịa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền là: “Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 89/2008/DS-ST ngày 30/7/2008, Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai quyết định: Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Hồng Nhung. Bà Nguyễn Thị Mát và bà Nguyễn Thị Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung 700.100.000 đồng.”

Câu 7: Hướng liên đới trên có được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận khơng?

Hướng liên đới trên khơng được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận tại đoạn “Tòa án các cấp chưa thu thập, xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom) đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà Mát là chưa chính xác.”

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên.

Theo nhóm em hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý, hợp pháp bởi việc phát sinh nghĩa vụ liên đới là việc bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai có nghĩa vụ thực hiện tồn bộ nghĩa vụ theo Điều 288 BLDS 2015. Nhưng trong trường hợp trên nghĩa vụ của bà Thắng chỉ phát sinh khi bà Mát khơng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền là bà Nhung theo Điều 335 BLDS 2015, vậy việc coi bà Thắng là người có nghĩa vụ ngay từ đầu là không hợp pháp. Chưa kể ngay từ ban đầu khi ký kết giấy biên nhận bảo lãnh giữa bên bảo lãnh là bà Thắng và bên nhận bảo lãnh là bà Nhung khơng biết hai bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo

lãnh theo khoản 2 Điều 335 BLDS 2015 hay khơng, nếu có thì trong trường hợp này nghĩa vụ của bà Thắng chỉ phát sinh khi bà Mát không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bà Nhung. Nên việc Tịa giám đốc thẩm không đồng ý với vấn đề liên đới thực hiện nghĩa vụ nêu trên là hợp lý.

Câu 9: Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Cam kết bảo lãnh sẽ phát sinh

nghĩa vụ bảo lãnh của người bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh, dựa theo khoản 1 Điều 355 như sau: Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hay không thực hiện

Thời điểm bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ có thể dựa vào thoả thuận của các

bên như chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho

bên được bảo lãnh trong trường hợp bên đó khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ hay theo luật định là nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng (Căn cứ khoản 1,2 Điều 355 BLDS 2015)

Câu 10: Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

Người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền u cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay, trừ trường hợp có thoả thuận khác như chỉ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó (Căn cứ khoản 1 Điều 339 BLDS 2015)

Câu 11: Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

Theo quyết định trên người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi người được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người nhận bảo lãnh nghĩa là khi bà Mát khơng có khả năng trả nợ cho bà Nhung thì bà Thắng mới phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh.

Trong Quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06-01-2010 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, chị Thảo vay tiền của ông Sang và ông Lộc, bà Phục bảo lãnh khoản tiền vay. Hội đồng thẩm phán quyết định rằng nếu chị Thảo không trả được nợ gốc và lãi thì ơng Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay

Câu 12: Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết?

Tại Quyết định số 968/2011 DS-GDT ngày 27/12/2011 về Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh, Tòa án theo hướng cần phải xác định người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu người đó khơng có khả năng thanh tốn hoặc chỉ được một phần thì người bảo lãnh sẽ thực hiện trách nhiệm của mình. Trên thực tế đã có quyết định theo hướng giải quyết trên.

Trong Quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06/01/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Chị Nguyễn Thị Bích Thảo đã vay của ơng Lê Văn Sang 60.000.000đ và đã giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà số 50/3 đường Xuân An, phường 3, thành phố Đà Lạt do ông Nguyễn Văn Lộc và bà Trần Thị Phục (bố, mẹ chị Thảo) đứng tên cho ông Sang để làm tin. Các bên lập hợp đồng thế chấp căn nhà trên (trị giá 100 triệu đồng) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho chị Thảo, hợp đồng có cơng chứng hợp pháp vào ngày 09/11/1996. Sau đó, chị Thảo khơng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ông Sang. Bên cho vay đã khởi kiện yêu cầu buộc bà Phục, ông Lộc (với tư cách bị đơn) thanh toán khoản nợ. Trong vụ án này, chị Thảo là người vay tiền của ông Sang, cịn ơng Lộc, bà Phục là những người dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của chị Thảo.Vì vậy, ông Sang phải khởi kiện yêu cầu chị Thảo trả nợ, nếu chị Thảo không trả được nợ gốc và lãi thì ơng Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay; nếu ơng Lộc, bà Phục khơng trả được thì bà Tý có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản bảo lãnh để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ TƯ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)