Về trách nhiệm thành viên góp vốn
Điểm c, khoản 1, Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: “Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết đóng góp vào cơng ty”. Nội dung này đã được sửa
đổi so với Luật Doanh nghiệp 2014 khi “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của cơng ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty”.
Có thể thấy đây là sự thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Với Luật Doanh nghiệp 2014 thì nếu thành viên mới chỉ góp vốn một phần, phần cịn lại chỉ là cam kết nhưng chưa góp trên thực tế thì thành viên hợp danh chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, nhưng với Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên cịn phải chịu trách nhiệm cả số vốn đã cam kết cịn lại. Ví dụ, năm 2015 chị B cam kết góp 100 triệu nhưng số vốn thực góp chỉ có 1 triệu. Năm 2016 phát sinh nghĩa vụ bồi thường, chị B chỉ chịu trách nhiệm trong khoảng 1 triệu. Nhưng đến năm 2021 nếu phát sinh nghĩa vụ bồi thường tương tự thì chị B phải chịu trách nhiệm trong khoảng vốn chị đã cam kết, tức 100 triệu. Như vậy, thành viên góp vốn cơng ty hợp danh cần phải lưu ý về cả vốn thực góp và vốn cam kết góp để tránh trường hợp phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi khơng có đủ số vốn góp. Việc đưa ra quy định chặt chẽ theo số vốn đã cam kết góp là để tránh trường hợp phát sinh nghĩa vụ ít hơn so với số vốn cam kết và gây ảnh hưởng tới những thành viên còn lại.
Về Hội đồng thành viên
Tại điểm i, khoản 3, Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 đã thêm “yêu cầu phá sản công ty” là một trong số những vấn đề được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên tán thành để thông qua. Đây là điều dễ hiểu và hợp lý vì khi các doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, khơng đủ ngân sách để chi trả lương cho người lao động, cũng như thanh toán các khoản nợ đến hạn và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước các thành viên của doanh nghiệp có quyền lên tiếng, tiến hành thủ tục phá sản để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể liên quan.
Về triệu tập họp Hội đồng thành viên
Khoản 2, Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung quy định cho hình thức thông báo mời họp Hội đồng thành viên “phương thức khác do Điều lệ công ty quy định”. Việc mời họp đã được quy định lỏng hơn, không nhất thiết phải bằng
“giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử” theo luật mà cịn có thể đến gặp trực tiếp hoặc phương thức khác nếu được quy định rõ trong Điều lệ công ty.
Điểm e, khoản 3, Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 đã được điều chỉnh thêm “số thành viên khơng tán thành, khơng có ý kiến” vào trong nội dung biên bản cuộc họp. Vấn đề bỏ phiếu tán thành, không tán thành hay phiếu trắng luôn là vấn đề rắc rối trong doanh nghiệp trong mỗi cuộc họp Hội đồng. Mọi chuyện sẽ dễ hình dung khi các thành viên chỉ biểu quyết tán thành hoặc không tán thành. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại khơng đơn giản như vậy bởi khi tham gia biểu quyết, thành viên Hội đồng có thể có ba cách biểu quyết như: (i) tán thành; (ii) phản đối; (iii) khơng có ý kiến hay phiếu trắng (Luật Doanh nghiệp coi việc khơng có ý kiến là một hình thức biểu quyết). Bởi trên hết, việc ghi rõ kết quả trong biên bản họp rất quan trọng, ảnh hưởng tới hướng phát triển của công ty sau này.
Về điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ bản đã quy định rõ ràng tư cách của thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của Công ty theo điểm đ, khoản 4, Điều 184. Tuy nhiên cần thiết phải có sự phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong cơng ty hợp danh. Bởi lẽ khi khơng có sự phân định này thì có khả năng các thành viên hợp danh còn lại sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới khi một trong các thành viên đại diện thực hiện các hành vi, giao dịch pháp lý.
Về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Khoản 1, Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm một số điều kiện chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Cụ thể, thành viên “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” tại điểm b và “Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tịa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật” tại điểm d sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Đây là quy định nhằm đảm bảo tư cách chủ thể, bảo vệ quyền lợi của các thành viên hợp danh còn lại do trách nhiệm liên đới giữa các thành viên trong công ty hợp danh cũng như điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự 2015.