Giải pháp phát triển kinh tế bền vững nội tại ứng phó với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 153 - 157)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm vùng

4.4.1. Giải pháp phát triển kinh tế bền vững nội tại ứng phó với biến đổi khí hậu

- Đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng GRDP hàng năm của vùng tiến tới cao hơn mặt bằng chung của cả nước:

(i) Tổ chức các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế đầu tư vào kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở vùng; tham gia nghiên cứu, chuyển giao, xây dựng mơ hình, phát triển vùng ngun liệu tập trung, chuỗi liên kết, chuyển đổi số liên quan đến phát triển NN, nông thôn, chuyển nhanh sang canh tác hữu cơ, thân thiện với môi trường và giảm phát thải KNK.

(ii) Chú trọng đầu tư, phát triển hạ tầng số để xây dựng chính quyền số, KTS và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, vườn ươm công nghệ; thành lập và phát triển Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng tại thành phố Cần Thơ; xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Cần Thơ thành khu công nghệ cao quốc gia.

(iii) Tổ chức khơng gian phát triển các ngành có lợi thế, giảm diện tích, nâng cao hiệu quả trồng lúa, tăng diện tích, nâng cao hiệu quả canh tác, chế biến rau, hoa, màu, trái cây. Mở rộng diện tích NTTS hoặc xen canh với lúa, rau màu tại các khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp. Đẩy mạnh liên kết giữa vùng nuôi trồng thuỷ hải sản và nhà máy chế biến nhằm đảm bảo sản xuất được sản phẩm thủy sản có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu.

(iv) Phát triển các loại hình du lịch mới, gắn kết du lịch với NN hữu cơ và các hình thức du lịch sinh thái khác nhau. Phát triển các điểm đến mới tại Cà Mau (khu du lịch quốc gia Năm Căn - Mũi Cà Mau) và phát triển hệ sinh thái - du lịch quốc gia tại Vườn quốc gia U Minh Hạ. Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

(v) Phát triển mạnh kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và năng lượng tái tạo, ni trồng và khai thác hải sản xa bờ, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học biển, chủ động thích ứng với BĐKH, phát triển Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.

(vi) Thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ mơ hình kinh tế tuyến tính sang các

mơ hình kinh tế các bon thấp, KTX, KTTH, KTS, nâng cao năng suất lao động, tìm kiếm các thị trường mới, cơ hội việc làm mới, ứng phó với BĐKH và BVMT.

- Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao cho vùng: Thiết lập và mở rộng các trung tâm giáo dục tại Cần Thơ, An Giang và

thiết lập mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo và cơ sở hạ tầng xã hội khác để đảm bảo đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với thị trường lao động vùng địa phương cũng như thị trường xuất khẩu và phục vụ quá trình sản xuất và chuyển đổi sinh kế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. Phát triển nguồn nhân lực theo các lĩnh vực có lợi thế tiềm năng như nơng nghiệp, du lịch sinh thái hay các lĩnh vực phát triển kinh tế như tài chính và cơng nghệ cao.

- Nâng cao năng suất lao động: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các thành tựu của cách mạng CN 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, CN, DV hướng đến phát triển KTS, chuyển đổi số dựa vào tiềm năng, thế mạnh của vùng.sắp xếp, bảo đảm việc làm, giảm tối thiểu tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn và thứ đến là nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động, bao gồm: (i) đào tạo nghề, kỹ

năng phù hợp với điều kiện làm việc nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể tiếp nhận việc làm trong điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp và yêu cầu lao động cao hơn; (ii) tăng cường ý thức, kỷ luật và phong cách người lao động nhằm nâng cao hiệu suất việc làm; (iii) xúc tiến và hỗ trợ giải quyết việc làm nhằm tạo cơ hội có việc làm phù hợp cho người lao động.

- Cân đối tài chính, tăng cường nguồn thu, đảm bảo nhu cầu thu chi ngân sách hàng năm: Tổ chức các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, thu hút nhà đầu tư trong

và ngoài nước, các thành phần kinh tế đầu tư vào vùng và các địa phương trong vùng. Rà sốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư trên địa bàn các địa phương và vùng để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện mơi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh và TTKT, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, trọng tâm là lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng và các địa phương trong vùng. Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên

- Chuyển dịch CCKT từ các ngành bị ảnh hưởng sang các ngành ít bị ảnh hưởng bởi BĐKH và có giá trị gia tăng ở mức cao, giảm tiêu hao năng lượng và phát thải KNK, giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai và BĐKH:

(i) Quy hoạch vùng sản xuất thành các vùng chuyên canh, phù hợp với tình hình BĐKH, NBD đảm bảo nước tưới phù hợp để nâng cao năng suất. Quy hoạch các khu vực trồng lúa chuyển đổi mục đích linh hoạt để chủ động trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên hàng năm. Hạn chế việc chuyển đổi đất sản xuất NN có giá trị kinh tế cao để mở rộng, phát triển CN một cách phân tán. Rà soát, đánh giá lại các KCN đã thành lập nhưng chưa đầu tư xây dựng để có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đảm bảo sử dụng đất hiệu quả.

điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, sinh thái, bền vững với các sản phẩm trọng tâm là thủy sản, trái cây và lúa gạo gắn với các cụm ngành nông, lâm, thủy sản, các trung tâm đầu mối.

(iii) Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, chú trọng dịch vụ hỗ trợ phát triển cơng nghiệp và nơng nghiệp, trong đó phát triển thành phố Cần Thơ thành trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng.

(iv) Tăng cường hoạt động truyền thông đại chúng tập trung về quản lý nước, tài nguyên thiên nhiên khác và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm cải thiện và đa dạng hóa sinh kế tại địa phương.

4.4.2. Giải pháp tăng cường tác động lan tỏa

- Tạo cơ hội có việc làm và sinh kế cho người nghèo vùng nghèo: (i) Đẩy nhanh

q trình đơ thị hóa nơng thơn và xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trong vùng nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và gia tăng thu nhập cho nông dân: (ii) Đầu tư tạo cơ hội có việc làm và sinh kế cho người nghèo vùng nghèo thông qua các hoạt động: Cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tăng được thu nhập và tự vượt nghèo; (iii) Trợ giúp người nghèo các khoá dạy nghề ngắn hạn tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên thị trường lao động; đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững; Hỗ trợ bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nơng nghiệp có năng suất và thu nhập cao; về kiến thức kinh doanh trong kinh tế hộ gia đình; trước hết là kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán thu chi, tiếp cận thị trường … để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để rút ngắn tình trạng cách biệt:

(i) Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển và hải đảo; tăng cường tính minh bạch trong quản lý đầu tư; (ii) Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng nghèo; nhất là vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; (iii) Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức huy động vốn, ưu

tiên trong việc bố trí nguồn lực cho các xã, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao:

- Xây dựng các chính sách tạo sự lan tỏa trong phát triển KTXH ra ngoài khu vực vùng KTTĐ: chính sách di cư tự do vào vùng KTTĐ tạo cơ hội thu hút nhân tài

lao động chất lượng cao để PTKT và tăng cường năng lực cạnh tranh của vùng. Đồng thời tạo cơ hội cho dân cư các vùng lân cận hay vùng nghèo có cơ hội giao lưu với vùng KTTĐ để tìm việc làm có thu nhập cao hơn và điều kiện sống tốt hơn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)