4.1. Kết luận
Với các ưu điểm vượt trội về tốc độ và chất lượng truyền dẫn, mạng truyền dẫn quang ngày càng được quan tâm nghiên cứu và khai thác nhiều. Hiện nay, do sự phát triển mạnh của khoa học và kỹ thuật, tốc độ và khoảng cách truyềnn dẫn của mạng truyền dẫn quang ngày một gia tăng. Một vài ứng dụng của mạng truyền dẫn quang trong hiện nay như:
• Truyền dẫn tuyến điểm nối điểm.
• Trong mạng quảng bá và phân bố.
• Trong mạng cục bộ LAN.
• Trong mạng truyền tải đường trục, các mạng thế hệ mới…
Tuy nhiên, ở những hệ thống thông tin quang như vậy, chất lượng truyền dẫn vẫn có các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống như:
• Nhiễu mode (trong sợi đa mode).
• Dãn xung do tán sắc.
• Nhiễu phân chia mode.
• Nhiễu phản xạ.
Chính vì còn những hạn chế khi thiết kế một hệ thống thông tin quang nên cần nắm rõ các thông số kĩ thuật, các phần tử trong một hệ thống, các kĩ thuật sử dụng … để tìm ra hướng khắc phục những hạn chế trên và phát triển chất lượng hệ thống bằng những công nghệ tiên tiến. Trong đề tài đã trình bày ở trên mới chỉ giới thiệu sơ lược về hệ thống thông tin quang, là nền tảng để có thể tìm hiểu sâu
hơn khi muốn phát triển các hệ thống mạng truyền dẫn quang, và các giải pháp khả thi, hiệu quả giúp nâng cấp tốc độ truyền dẫn phù hợp với điều kiện và ứng dụng thực tế.
Các kết luận rút ra được khi làm đề tài:
- Kết thúc chương 1 cho ta hiểu khái quát về cấu trúc, đặc điểm, lịch sử phát triển của hệ thống thông tin quang.
- Kết thúc chương 2,3 giúp ta hiểu thêm về :
Những đặc tính kỹ thuật của sợi quang và cáp quang. Để ứng dụng quang trong hệ thống thông tin thì sợi quang phải được bọc thành cáp. Với các môi trường khác nhau thì cấu trúc của cáp quang cũng khác nhau để phù hợp với nhu cầu thưc tế.
Việc xem xét các đặc tính kỹ thuật của thiết bị thụ động và tích cực cũng là một yếu tố rất quan trọng. Chất lượng của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị thu quang và phát quang . Nếu một sợi quang chỉ truyền tín hiệu trong một sợi dẫn quang thì hệ thống không đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao vì thế các phương pháp ghép kênh quang ra đời.
Chính vì thế mà ta có thể tìm hiểu hướng phát triển của đề tài là tìm hiểu các kĩ thuật ghép kênh quang để nâng cao chất lượng truyền dẫn của hệ thống thông tin quang.
4.2. Hướng phát triển
Từ những kiến thức cơ bản mà đề tài đã trình bày, ta có những hướng phát triển tiếp theo của đề tài như:
- Tìm hiểu các công nghệ chuyển mạch quang.
• Chuyển mạch quang phân chia theo thời gian.
• Chuyển mạch quang phân chia theo bước sóng.
• Chuyển mạch quang hình cây phân chia theo không gian.
• Ứng dụng chuyển mạch quang vào viễn thông. - Tìm hiểu các công nghệ ghép kênh quang.
• Ghép kênh phân chia theo tần số
• Ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM - Tìm hiểu các mạng thông tin quang
• Mạng thông tin quang ghép bước sóng
• Mạng định tuyến bước sóng