VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Điều 23 Vị trí và chức năng

Một phần của tài liệu Du thao QD ve chuc nang, nhiem vu, co cau to chuc cac to chuc giup viec Bo truong GTVT (Trang 26 - 28)

6 Nội dung này được sửa đổi theo Quyết định số 2199/QĐ-BGTVT ngày 05/10/

VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Điều 23 Vị trí và chức năng

Điều 23. Vị trí và chức năng

Vụ Quản lý doanh nghiệp là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ và thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước:

a) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ; tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Thường trực Hội đồng thẩm định các phương án sắp xếp, đổi mới, phát triển và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ;

c) Tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ; đề xuất, kiến nghị chính sách đối với doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp;

d) Chủ trì trình Bộ trưởng phương án chuyển các đơn vị sự nghiệp trong Bộ thành doanh nghiệp.

2. Về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ:

a) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ: Giám sát việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ của bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp; giám sát việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp; giám sát việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Điều lệ doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu có liên quan đến quyền chủ sở hữu đối với hoạt động của doanh nghiệp; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp; giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích;

b) Chủ trì giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp;

c) Chủ trì thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo các tiêu chí, quy định của pháp luật.

3. Về tổ chức doanh nghiệp:

a) Chủ trì trình Bộ trưởng xem xét, quyết định việc thành lập mới, chia tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc cho phá sản đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì trình Bộ trưởng phê duyệt điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ và hướng dẫn thực hiện;

c) Chủ trì thẩm định trình Bộ trưởng về đề nghị của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ trong việc đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, các đơn vị trực thuộc cơng ty mẹ, các chi nhánh, các văn phịng đại diện của công ty mẹ ở trong nước và ở nước ngồi, góp vốn đầu tư vào cơng ty khác, thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của công ty mẹ và bổ sung hoặc giảm bớt ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.

4. Tham gia việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và giải quyết chế độ chính sách đối với lãnh đạo các doanh

nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Tham gia đề xuất trình Bộ trưởng quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ.

5. Theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình doanh nghiệp giao thơng vận tải, kết quả thực hiện các chương trình và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển đối với các doanh nghiệp trong ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Chủ trì trình Bộ trưởng kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức khác để phát triển doanh nghiệp giao thông vận tải.

6. Chủ trì nghiên cứu các mơ hình tổ chức và quản trị doanh nghiệp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mơ hình doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 7. Tham gia hướng dẫn ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ thông tin, tiếp thị và xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp thuộc Bộ. Tham gia quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.

8. Đề xuất chương trình hỗ trợ và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực các chức danh quản lý và điều hành doanh nghiệp.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Mục 11

Một phần của tài liệu Du thao QD ve chuc nang, nhiem vu, co cau to chuc cac to chuc giup viec Bo truong GTVT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w