Giới thiệu một số mơ hình giáo dục hiện đại đang phổ biến

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI- CHUYÊN ĐỀ NHỮNG LÝ THUYẾT DẠY HỌC TK XX VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN GIÁO DỤC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU TK XXI (Trang 27 - 29)

Cốt lõi của giáo dục hiện đạị là đào tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi của thời đại bằng tư duy và kỹ năng mà máy móc hay cơng nghệ khơng thể thay thế được. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, đến năm 2025 con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, cịn máy móc và tự động hóa sẽ chiếm đến 52%. Bởi vậy giáo dục hiện nay cần có sự thay đổi tập trung vào tư duy và kỹ năng, những yếu tố rất “con người" mà máy móc khơng thể thay thế hồn tồn. Đây là cốt lõi của giáo dục hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của cơng nghệ. Dưới đây là những mơ hình giáo dục được dự đốn đang và sẽ trở nên phổ biến trong thời đại số:

(1) Giáo dục STEM

STEM là viết tắt của các từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),

Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Những kiến thức và kỹ năng này được tích hợp và lồng ghép, bổ trợ lẫn nhau để giúp học sinh vừa hiểu được nguyên lý, vừa có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống thường ngày. Theo dự báo cục thống kê lao động Hoa Kỳ, lực lượng lao động thuộc nhóm ngành STEM dự kiến sẽ tăng 23% trong vòng 3 năm tới với tỷ lệ lần lượt là:

+ Khoa học máy tính - 71% + Kỹ thuật truyền thống - 16% + Khoa học vật lý - 7%

+ Khoa học đời sống - 4% + Toán học - 2%

Hiếm có cơng việc nào chỉ địi hỏi một kỹ năng tốn học hay kỹ thuật thuần túy. Ví dụ một kiến trúc sư, họ áp dụng và kết hợp các kiến thức khoa học, tốn học, kỹ thuật và cơng nghệ để thực hiện công việc của họ. Trong thực tế các kiến thức không tách rời ra riêng lẻ mà phải được kết hợp với nhau một cách liền mạch.

Còn giáo dục STEAM là một bước cải cách, một bước chuyển mình mới với chữ “A” được bổ sung “Art”- thuật ngữ đại diện cho nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc.

Giáo dục STEAM là áp dụng tư duy sáng tạo cho các dự án STEM, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thông qua nghệ thuật để đào tạo ra những thế hệ trẻ toàn diện cả về học thuật, và thúc đẩy sự sáng tạo bên trong.

Sự tham gia của nghệ thuật vào trong giáo dục là rất quan trọng, bởi tiếp nhận những môn Khoa học, Công Nghệ, Kỹ thuật, và Toán học trong STEM đối với học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời đảm bảo trong hành trình đổi mới của chúng ta, sự sáng tạo khơng bị qn lãng và bỏ lại phía sau.

Quay trở lại ví dụ về kiến trúc sư, họ sử dụng kỹ thuật, toán học, công nghệ, khoa học và nghệ thuật để tạo ra các tòa nhà và cấu trúc tuyệt đẹp.

(2) Giáo dục khai phóng

Giáo dục khai phóng (liberal education) là giáo dục nhằm tạo ra con người tự do. Giáo dục khai phóng là "một triết lý giáo dục cung cấp cho cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, cũng như cảm nhận về các giá trị, đạo đức,..."

Mục tiêu của giáo dục khai phóng một phần là ni dưỡng óc tị mị và tạo điều kiện để những ý tưởng mới được nảy nở. Giáo dục khai phóng gồm những mơn được tổng hợp từ các ngành khác nhau trên tinh thần tư duy tự do - suy nghĩ tự do - lựa chọn tự do để lựa chọn những ngành nghề phù hợp nhất.

Mark Zuckerberg - nhà sáng lập của Facebook, là một ví dụ điển hình về giáo dục khai phóng. Cấp ba học tiếng Latin, lên đại học Mark học chuyên ngành tâm lý, và

ra trường làm việc liên quan đến kỹ thuật máy tính và hành vi của người tiêu dùng. Nhờ có chun mơn ở nhiều lĩnh vực bổ trợ cho nhau, Mark thành công khi thành lập và điều hành trang mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất thế giới hiện nay.

Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg là ví dụ điển hình của giáo dục khai phóng

(3) Giáo dục cá nhân hóa

Theo nghiên cứu của Trường Sư phạm Quốc gia, cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục Anh quốc, cá nhân hóa trong học tập sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ em trong quá trình trưởng thành và phát triển. Phương pháp này thừa nhận sự khác biệt của mỗi cá nhân, từ đó phát triển chương trình dạy và học để phù hợp với nhu cầu, khả năng và sở thích mỗi người.

Mục tiêu của phương pháp học tập đặc biệt này là dựa theo nhu cầu của từng học sinh, cho phép họ tham gia chủ động vào q trình học tập và có quyền kiểm sốt việc học của mình nhiều hơn. Học sinh được trao quyền làm chủ và có trọng trách cao nhất đối trải nghiệm học tập của mình. Ví dụ với một lớp học đại trà, nhiều học sinh với nhiều trình độ khác nhau, việc dạy và học sẽ gặp khơng ít trở ngại. Cụ thể, học sinh khá thì cảm thấy nhiều bài quá dễ, nhàm chán, trong khi những người có học lực yếu hơn lại cảm thấy áp lực vì khơng theo kịp bài giảng. Nếu tình trạng này kéo dài, việc học trở nên khó khăn với tất cả học sinh trong lớp, khi mỗi cá nhân phải "chạy" theo tốc độ học của người khác chứ khơng phải của mình.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI- CHUYÊN ĐỀ NHỮNG LÝ THUYẾT DẠY HỌC TK XX VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN GIÁO DỤC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU TK XXI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w