Một số biện pháp và khuyến nghị trong phòng chống BBPN ở tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Tỉnh Bắc Ninh buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng . Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)

tỉnh Bắc Ninh.

1. Một số biện pháp

* Phải có sự phối hợp chặt chẽ về pháp luật với các tỉnh bạn,nước bạn

Để có thể kiểm soát ngăn chận việc buôn bán PN qua biên giới, tỉnh Bắc Ninh phải có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền các tỉnh bạn cũng như nước láng giềng có liên quan như Trung Quốc và Campuchia trong việc phòng, chống tội phạm này với việc hoàn chỉnh khung pháp lý phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi nước, và luật phải được thi hành nghiêm minh .

Nạn buôn bán khó được phát hiện như hiện nay có thể thấy rằng những quốc gia trong khu vực lân cận chúng ta chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc chống BBN. Hiện nay, tại Campuchia dù có luật về bài trừ nạn mua bán phụ nữ trẻ em có từ 1996 nhưng đến nay kết quả thực hiện cũng rất hạn chế, lại chỉ bắt được một vài vụ nhỏ xảy ra trong nội địa, những vụ buôn người xuyên biên giới thì chưa phát hiện được trong khi chưa có luật về mại dâm và chưa có luật về bằng chứng nên khó khăn trong xét xử loại tội phạm này. Thời gian đưa ra xét xử các vụ án liên quan tới

mua bán phụ nữ, trẻ em cũng rất lâu, sơ thẩm từ 4 đến 6 tháng, phúc thẩm từ 1 đến 2 năm, làm cho nạn nhân chán nản không muốn tham gia tố tụng.. Đó là chưa kể đa số nạn nhân ra trước tòa đều lên tiếng bảo vệ chủ chứa, nói bị cảnh sát ép khai như vậy.

Như vậy thấy rõ một điều rằng ngay cả có nước đã ban hành luật rồi nhưng việc thực hiện lại vô cùng khó khăn. Vì vậy muốn đẩy lùi được nạn BBN cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của nước bạn cũng như các tỉnh lân cận.

+ Xóa đói giảm nghèo- Nâng cao trình độ dân trí

Theo kết quả nghiên cứu về thực trạng phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài do Bộ Công an hợp tác với tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) thực hiện, nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến tình trạng trên ngày càng tăng là do đời sống kinh tế còn nghèo nàn, trình độ dân trí, sự hiểu biết còn thấp. Trong số trên 1.750 nạn nhân của những vụ “buôn người”, có hơn một nửa là người mù chữ hoặc chỉ dừng lại ở cấp tiểu học. Nghề nghiệp của các nạn nhân trước khi bị lừa bán ra nước ngoài chủ yếu là làm ruộng và thất nghiệp. Những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế về trình độ nhận thức đã “đẩy” họ trở thành “miếng mồi” ngon cho những tên “buôn người”.

Như vậy, phải giải quyết bài toán xã hội là sự đói nghèo cả 2 mặt vật chất lẫn tinh thần, vì việc phòng chống tệ nạn buôn bán PNTE chỉ đạt được hiệu quả tích cực với sự tham gia của chính những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân. Nói một cách cụ thể, là làm sao cho tất cả người dân có đời sống kinh tế ổn định, có công ăn việc làm, có khả năng thu nhập để có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đời sống trong nền kinh tế thị trường có quá nhiều hàng hóa, tiện nghi. Thêm vào đó, người dân phải có nền tảng tri thức tối thiểu để không chỉ hiểu được những điều luật pháp cấm đoán mà

còn phải nhận thức được giá trị nhân bản của chính mình mà không làm những điều đi ngược với đạo đức xã hội.

Để làm được điều này, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập qua dạy nghề, cho vay vốn…cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao ở những vùng khó khăn, song song với việc trang bị kiến thức cho họ về nguy cơ bị buôn bán với viễn ảnh tương lai đen tối nếu chẳng may bị sa vào. Thực tế hiện nay, chỉ mới tại thành phố Hồ Chí Minh, được Hội Liên Hiệp Phụ nữ các cấp triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ cho vay vốn, tìm việc làm….nhưng vẫn còn một số nơi còn ngại khó chưa thực sự tích cực, nên hiệu quả còn hạn chế. Công tác này tại tỉnh Bắc Ninh được thực hiện khá tốt và đem lại hiệu quả tốt.

Vấn đề thực sự xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cũng hết sức cần thiết cho những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán PNTE, vì nhờ đó họ có thể tiếp cận với mọi thông tin từ các phương tiện truyền thông để tự bảo vệ mình. Đồng thời sự mở mang trí óc bằng kiến thức học hành căn bản cũng giúp rất nhiều cho con người nhận ra những điều phải trái.

Cần đưa vào chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học và Trung học vấn đề buôn bán PNTE với những phương thức phòng ngừa trong môi trường xã hội phức tạp cũng như giúp cho các em thấy được tính chất phi nhân tội ác của để các em hình thành ý thức đạo đức ngay từ tuổi nhỏ. Do vậy, ngành giáo dục cũng phải dự phần tham gia chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán PNTE.

+Tăng cường hiệu quả của việc tuyên truyền phổ biến giáo dục

Mặt khác, phải triển khai rộng rãi chương trình hành động qua các cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục thường xuyên đến nhân dân, mà các đoàn thể địa phương, khu phố, tổ dân phố là lực lượng nòng cốt, để vừa

giúp người dân cảnh giác đối với thủ đoạn của bọn tội phạm, vừa xây dựng họ thành lực lượng phòng, chống, phát hiện kịp thời bọn tội phạm ngay khi chúng manh nha tội ác. Đồng thời cũng cần có biện pháp đối với những loại người vô tình, thờ ơ trước tội ác. Nếu có sự góp tay của quần chúng thì không thể nào tồn tại những điểm tập kết phụ nữ, trẻ em như đã xảy ra rất nhiều trong thời gian qua tại tp.HCM. Ngoài ra cũng sẽ có tác động dối với thành phần phụ nữ lười lao động, có khuynh hướng thích sống thiên về bản năng hưởng thụ, sẵn sàng bán rẻ danh dự, thân xác mình, mà “chương trình 3 giảm” của thành phố đã có những biện pháp để nhằm đẩy lùi tệ nạn mãi dâm, nhưng vẫn còn tồn tại lén lút, và đây cũng chính là những đầu mối nguy cơ dẫn dắt cho việc buôn bán PNTE ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tỉnh Bắc Ninh buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng . Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)