- Cần phải xác định rõ tư tưởn g: hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ Có tích cực cống hiến thì mới có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị
8. Cống hiến và hưởng thụ
Sống ở trên đời, ai mà chẳng muốn hưởng thụ ? Hưởng thụ, đó là ăn ngon, mặc đẹp, là cuộc sống đủ đầy, là nhà lầu xe hơi, là gia thất đề huề, là bạc vàng châu báu... Mỗi một con người sống trên cõi đời này, ai cũng có quyền được mưu cầu hạnh phúc, ai cũng có quyền được hưởng thụ. Nhưng những thứ ấy chẳng bao giờ tự dưng mà có. Muốn có những thứ ấy, con người phải một đời chịu khó, quanh năm chiu chắt, suốt tháng tảo tần, phải đổ mồ hơi, sơi nước mắt (có khi phải đổ máu) mới giành được! Muốn có những thứ ấy, con người phải lao động. Phải lao động cật lực. Phải lao động hết mình. Phải lao động với một ý thức tổ chức kỷ luật cao, với một tay nghề giỏi giang và thành thạo, phải làm ra thật nhiều của cải vật chất, của cải tinh thần với những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, có giá trị sử dụng tốt nhất và giá thành hạ nhất. Lao động trước hết là để giải quyết vấn đề lớn nhất, vấn đề thường xuyên nhất, lâu dài nhất của đời sống. Đó là vấn đề ăn cho con người. Tục ngữ có câu “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Có làm thì có hưởng. Khơng làm thì khơng được hưởng. Nhưng thật buồn khi trên đời này cịn có một số người lười nhác chỉ muốn ăn mà không muốn làm, chỉ muốn hưởng thụ mà khơng muốn cống hiến. Thậm chí có những người tuổi cịn trẻ nhưng khơng chịu học hành, không chịu tu dưỡng rèn luyện, khơng chịu làm việc gì, chỉ lang thang lơng bơng đua địi ăn chơi, chỉ tìm mọi cách để lừa lọc, ăn chặn, ăn cắp
(thậm chí là ăn cướp) của người khác. Lại có những người lợi dụng chức quyền, lợi dụng danh nghĩa “người đầy tớ trung thành của nhân dân” để tham ô, tham nhũng, để đục khoét hàng tỉ đồng (thậm chí hàng chục tỉ đồng) cơng quỹ. Những con người ấy thực chất cũng chỉ là những kẻ ăn chặn, ăn cắp, ăn cướp mà thôi.
Các cụ ta xưa đã có câu “Của ơng bà để trên gác, của chú bác để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ”. “Của phù vân” là của do cơ may (hoặc một ngun nhân khơng do sức lao động của mình làm ra) mà kiếm được. Cái của ấy chỉ là thứ để ở ngồi ngõ, có thể mất bất cứ lúc nào. Huống chi là của do ăn chặn, ăn cắp, ăn cướp mà có... Những thứ ấy sẽ bị pháp luật Nhà nước và dư luận xã hội buộc phải trả về cho chính chủ của nó. Nếu vì lý do nào đó mà pháp luật chưa hoặc khơng xử lý, thì những kẻ sử dụng bất chính những thứ đó sẽ một đời ăn khơng ngon, ngủ khơng yên và chết không nhắm mắt được. Chỉ có những gì do mồ hơi nước mắt (và cả máu) của mình làm ra thì mới đáng quý. Những của cải vật chất và của cải tinh thần do mình làm ra khơng thể mất, khơng bao giờ mất được. Nó cịn mãi mãi, trường tồn mãi mãi với phẩm giá của những con người lao động chân chính - những CON NGƯỜI viết hoa của chúng ta.
(Tạp bút : PHẠM MINH GIANG, Báo Hậu Giang)