Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình (Trang 27)

với phần vốn nhà nước chiếm 51%, còn lại 49% thuộc về các cổ đông của Công ty. Có được nguồn vốn như vậy thì đơn vị phải không ngừng tìm kiếm thị trường, tiết kiệm các khoản chi phí khả biến, khấu hao nhanh tài sản cố định để có nguồn tái đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo bảng cân đối tài khoản 2004:

- Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 6.672.833.495đ - Giá trị tài sản và đầu tư dài hạn: 15.632.938.146đ

Tương ứng với tài sản là nguồn vốn của Công ty bao gồm: - Nguồn vốn huy động: 17.631.937.203đ

- Nguồn vốn chủ sở hữu: 4.673.843.438đ

2.1.3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xây dựng công trình I dựng công trình I

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Từ giám đốc tới các Phòng ban, được thể hiện cụ thể theo sơđồ sau:

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I Giám đốc 2 Phó Giám đốc kỹ thuật 2 Phó Giám đốc kinh tế Phòng Kỹ thuật Phòng Kế hoạch Phòng Máy Phòng Quản lý thiết bị Phòng Kế toán Phòng Tổ chức Phòng Vật tư Phòng An toàn lao động Phòng Hành chính

- Giám đốc là người lãnh đạo toàn bộ Công ty, giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kỹ thuật toàn bộ dây truyền, tham gia quản lý kỹ thuật sản xuất.

- Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ giúp giám đốc lên kế hoạch sản xuất, xây dựng các mức tiêu hao hợp lý

- Phó giám đốc kinh tế giúp giám đốc quản lý tình hình cung cấp vật tư cũng như công tác đảm bảo sản xuất.

- Phòng Tổ chức hành chính: quản lý nhân sự toàn công ty bố trí sắp xếp tổ chức sản xuất.

+ Phòng Kỹ thuật: Quản lý kiểm tra số lượng nguyên vật liệu nhập vào, nghiên cứu đề xuất các phương án thiết kế thi công các công trình, xây dựng các định mức tiêu hao ổn định hợp lý.

+ Phòng Vật tư: Mua sắm vật tư, máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình.

+ Phòng Kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời, chính xác, trung thực và lên các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định. Theo dõi chế độ BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên. Tham mưu với lãnh đạo trong công tác sử dụng công cụ tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Bộ máy kế toán của Công ty chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Công ty theo sơ đồ sau:

SƠĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN

Giám đốc

Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp)

Kế toán

Qua sơ đồ ta thấy nhân viên phòng kế toán chịu sự điều hành trực tiếp từ kế toán trưởng, nhờ đó mà các mối liên hệ phụ thuộc trong phòng rất rõ ràng và đơn giản. Tổng số nhân viên trong phòng là 5 người nhiệm vụ của mỗi người:

Kế toán trưởng là người tổ chức và kiểm tra công tác hạch toán kế toán của Công ty, giúp giám đốc về các nghiệp vụ tài chính kế toán.

Trách nhiệm của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán đồng thời tổ chức các hoạt động tài chính của Công ty. Cụ thể là chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, trực tiếp phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên trong phòng về từng phần việc cụ thể, quy trách nhiệm của từng người trong từng phần việc của mình, trực tiếp kiểm tra đôn dốc về mặt nghiệp vụ của nhân viên và phổ biến các chủ trương về tài chính kế toán cho nhân viên trong phòng.

Công việc hàng ngày của kế toán trưởng là ký duyệt các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng tập hợp các báo cáo nội bộ như: báo cáo thu chi cho các đề tài để trình giám đốc theo yêu cầu. Cuối quý, niên độ tài chính kế toán trưởng là người trực tiếp lập báo cáo quyết toán tài chính của Công ty. Sau đó báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng, quý cho Ban giám đốc và nộp lên cơ quan tài chính, cơ quan thuế, Sở Kế hoạch - Đầu tư, cơ quan thống kê theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước.

Nhận bảng cân đối số phát sinh của kế toán viên để cuối năm lập bảng tổng kết tài sản cùng thủ quỹ giao dịch với Nhà nước, kho bạc.

Thủ quỹ: là người giữ tiền mặt của Công ty, hàng tháng phải lập báo cáo quỹ và kiểm kê quỹ theo định kỳ, kiểm kê đột xuất nếu có yêu cầu.

Thủ quỹ là người trực tiếp giao dịch trực tiếp với Ngân hàng, Kho bạc cùng với kế toán trưởng trong việc gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi Ngân hàng - Kho bạc.

- Theo dõi biến động vốn bằng tiền. - Giao dịch với ngân hàng

- Theo dõi công nợ

- Thực hiện các thủ tục thanh quyết toán với khách hàng theo từng đối tượng, mã hàng.

- Hàng ngày đối chiếu số dư với thủ quỹ. Kế toán vật tư

- Theo dõi tình hình xuất - nhập - tồn hàng, vật tư - Đối chiếu cùng thủ kho

- Quyết toán các mã hàng về lượng và thanh lý hợp đồng - Lập và gửi các báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước Kế toán tài sản cốđịnh:

- Có trách nhiệm theo dõi sự biến động của TSCĐ, kiểm kê, đánh giálại theo định kỳ. Tính và trích khấu hao cơ bản tài sản cố định theo mức quy định của Nhà nước nhằm tạo nguồn đểđầu tư mở rộng, tái đầu tư trang thiết bị.

2.2. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I

Một phần của tài liệu Luận văn hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng công trình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)