Nhân thành nhiều xung (BAX nhiều cuộn thứ cấp) cho van cần mở đồng thời Mạch điều khiển gồm có 4 biến áp xung, trong đó 2 cái tạo

Một phần của tài liệu Thiết kế và mô phỏng mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều (Trang 42 - 44)

đồng thời. Mạch điều khiển gồm có 4 biến áp xung, trong đó 2 cái tạo xung mở cho các van, 2 cái tạo xung khóa cho các van.

Khâu này đặt sau biến áp xung, có nhiệm vụ biến đổi các tín hiệu từ biến áp xung thành các tín hiệu điện áp phù hợp để đóng mở các van. Để đóng mở được các van, yêu cầu điện áp mở là +15V và điện áp khóa là -5V. Ta điều chế bằng cách đảo dấu điện áp +5V thành -5V bằng một mạch đảo dấu như đã trình bày ở trên, sau đó dùng một mạch cộng tương ứng để cộng điện áp +15V với -5V tương ứng. Sơ đồ mạch cộng như sau:

Chọn R51 = R55 = R53 = R54 = 1kΩ

Khuếch thuật toán vẫn chọn loại có tốc độ nhanh là LM7131A/NS

Tín hiệu điện áp từ sau khâu chuẩn hóa này sẽ được đưa vào cực điều khiển của IGBT.

3.3. Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển

Khâu tạo điện áp tam giác sẽ cho ta một điện áp tựa có dạng tam giác thuận tiện cho khâu so sánh tiếp theo. Khâu tạo điện áp tựa này thực chất bao gồm 2 khâu là khâu phát xung đồng bộ và khâu tạo xung răng cưa (dạng tam giác). Khâu này sẽ quyết định luôn tần số điều khiển các IGBT. Sở dĩ ta chọn điện áp tựa dạng này là vì có 2 ưu điểm sau:

» Đảm bảo an toàn cho việc đóng mở các van bán dẫn. Với 2 điện áp điều khiển lệch nhau cỡ 0.2V đưa vào 2 mạch so sánh tương ứng 2 kênh điều khiển 2 nhóm IGBT ta có thể tin tưởng rằng trong toàn bộ quá trình hoạt động, nhóm van này khóa chắc chắn thì nhóm van còn lại mới được phát xung mở. Giải pháp này ưu điểm hơn cách sử dụng khâu trễ để đảm bảo an toàn cho các van bán dẫn.

» Điện áp tựa dạng tam giác gồm cả miền âm lẫn miền dương cho phép ta đảo chiều động cơ đơn giản bằng cách đảo dấu điện áp điều khiển đưa vào mạch so sánh.

Một phần của tài liệu Thiết kế và mô phỏng mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều (Trang 42 - 44)