Phương pháp xác định thành phần của phức chất

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm nhẹ với l-tyrosin bằng phương pháp trắc quang và chuẩn độ đo ph (Trang 25 - 26)

Xác định thành phần của phức chất là xác định tỷ lệ kết hợp của các cấu tử trong phức. Có nhiều phương pháp xác định thành phần của phức như: phương pháp dãy đồng phân tử, phương pháp bão hòa mật độ quang, phương pháp chuẩn độ trắc quang, phương pháp điểm đẳng điện quang ...

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp dãy đồng phân tử để xác định thành phần của phức.

Giả sử phức chất MLn được tạo thành theo phản ứng:

M + nL  MLn

M là ion trung tâm, L là phối tử (ion hoặc phân tử). Để xác định hệ số hợp thức n ta sử dụng phương pháp dãy đồng phân tử. Dãy đồng phân tử là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đổi, nhưng tỷ lệ CM : CL thay đổi. Trên thực tế, để pha các dung dịch này người ta trộn các dung dịch chứa các cấu tử M và L có nồng độ không đổi theo các tỷ lệ thể tích khác nhau, giữ cho tổng thể tích chung V = const. Đo mật độ quang của các dung dịch ở bước sóng tại đó ánh sáng được hấp thụ chủ yếu bởi phức chất, rồi dựng giản đồ “tỷ lệ - A”. Giá trị cực đại của A ứng với tỷ lệ thể tích của phối tử với ion kim loại là n. Khi pha dung dịch đồng phân tử trong một số trường hợp phải giữ lực ion không đổi. Giá trị pH của các dung dịch cần giữ không đổi để ổn định quá trình thủy phân của ion kim loại và quá trình proton hóa của phối tử (nếu có quá trình này xảy ra). [6]

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm nhẹ với l-tyrosin bằng phương pháp trắc quang và chuẩn độ đo ph (Trang 25 - 26)