Mục tiêu chi đưa ra vẫn cao

Một phần của tài liệu Kế hoạch ngân sách 2006-2010 (Trang 27 - 28)

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP

2. Mục tiêu chi đưa ra vẫn cao

Theo kế hoạch, tổng chi ngân sách là 491.000 tỷ đồng, tăng 6,8% so với kế hoạch năm 2008. Do kế hoạch nguồn thu đã giảm nhiều, nên bên cạnh các biện pháp cơ cấu lại nguồn thu, tăng thu bổ sung từ nhiều nguồn khác thì Chính phủ đã chủ trương thắt chặt chi tiêu công, tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt một cách quyết liệt, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ nhằm hạn chế tối đa thất thoát, mất cân đối thu chi. Tình tình chi ngân sách của chúng ta còn tồn tại rất nhiều bất cập, mà trong tình hình khó khăn chung, nếu không có những khắc phục kịp thời trong thời kỳ kế hoạch tới, có thể chúng ta còn bội chi nhiều hơn.

Thứ nhất, thực hiện việc chi ngân sách chưa hiệu nghiệm, hiệu quả chưa cao, tiết kiệm chưa triệt để. Năm 2008, chi đầu tư phát triển ước cả năm đạt 118 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so dự toán, chiếm 24,9% tổng chi ngân sách Nhà nước. Nhưng giải ngân vẫn chậm, đầu tư dàn trải, vi phạm đầu tư xây dựng cơ bản phổ biến. Tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản đến hết tháng 40% so với kế hoạch đã điều chỉnh (28,5 nghìn tỷ đồng); dự tính cả năm chỉ đạt 20 nghìn tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch ban đầu và 70% kế hoạch điều chỉnh của Chính phủ. Như vậy, chi ngân sách của chúng ta tồn tại 4 hạn chế lớn: dàn trải, dải ngân chậm, hiệu quả thấp mà thất thoát lãng phí.

Thứ hai, trong kế hoạch 2009 tới, cần cắt giảm triệt để các khoản chi tiêu công từ cấp trung ương tới các địa phương. Hạn chế tối đa những hoạt động công tổ chức mang tính hình thức vừa lãng phí lại không hiệu quả. Đồng thời giãn thực hiện chính sách điều chỉnh tiền lương tối thiểu, thực hiện chế độ phụ cấp công vụ…

Thứ ba, giảm dự toán chi đầu tư phát triển, đặc biệt là đối với chi cho tập đoàn dầu khí và cần ưu tiên chi cho lĩnh vực an ninh xã hội, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt đầu tư cho 61 huyện nghèo nhất nước. Năm 2008, chúng ta vượt thu từ dầu khí là 36 ngàn tỷ thì lại chi ra 41 ngàn tỷ cho nhập khẩu xăng dầu và tái đầu tư cho tập đoàn Dầu khí, đây thể hiện thực tế là việc thu chi không thực sự hiệu quả, mất cân đối. Theo Báo cáo của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu rõ, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, cắt giảm các công trình XDCB, song thực tế chi đầu tư vẫn tăng 18.270 tỷ đồng so với dự toán năm 2008 và chi thường xuyên tăng 13,3%; số chi chuyển nguồn và tồn dư kho bạc lớn trong khi NSNN vẫn phải đi vay để đầu tư với mức lãi suất huy động cao. Việc chi để đầu tư nuôi dưỡng thu trong tương lai như đầu tư cho khoa học công nghệ, các giống cây, con mới trong nông nghiệp chưa tương xứng. Trong tình hình khó khăn chung của cả nước, các tỉnh miền núi nghèo còn gặp nhiều khó khăn hơn, do vậy chúng ta cần hợp lí cơ cấu các khoản chi, hỗ trợ người dân ở những khu vực đó, trong khi chưa chắc đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp đã hiệu quả. Về việc bố trí chi hơn 10 nghìn tỷ đồng bổ sung cho các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước chưa thực sự hiệu quả,

có thể để cho các tập đoàn, tổng công ty này chủ động huy động, vay vốn sản xuất, kinh doanh, dùng nguồn vốn này để đầu tư cho các lĩnh vực cấp thiết khác. Trong khi mức chi đầu tư thuộc nguồn NSNN cho nông nghiệp khoảng 20,1% năm 2009, như vậy là chưa hợp lý. Cần tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, miền núi.

Từ những phân tích như trên, cho thấy theo kế hoạch ngân sách năm 2009, việc bội chi chiếm tỷ lệ 4,82% là con số tương đối khó khăn. Đây vẫn là tỷ lệ cao, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định tài chính quốc gia, do vậy khó thực hiện trong kế hoạch ngân sách giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Kế hoạch ngân sách 2006-2010 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w