Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN BIA THANH HOA (Trang 34 - 36)

2011 2012 20102012Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

3.2:Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty

 Cải tiên bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý hiện tại của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ban giám đốc và phòng kế hoạch, tài chính – kế toán, các kế hoạch đặt ra đã được sự thông qua của hệ thống này sau đó mới được phân bổ đến bộ phận thực hiện. Tuy nhiên quy trình lập kế hoạch lại có những khuyết điểm, cụ thể là: sau một năm việc hach toán hiệu quả hoạt động kinh doanh được thực hiện từ các bộ phận thực hiện sau đó tổng hợp tại phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp, việc lập kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo cũng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và các kế hoạch do chính khối phòng kinh doanh đề ra. Do vậy các yếu tố khách quan dễ bị bỏ qua, sự phân bổ vốn giữa các đơn vị dễ bị mất đi tính hợp lý.

Doanh nghiệp cần thiết phải tạo ra một bộ phận chuyên tổng hợp các phân tích về thị trường, theo dõi các hạng mục công trình hay các dự án đầu tư tương lai liên quan đến doanh nghiệp.

Mặt khác, doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến công tác quản lý tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn cảu mình. Doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng thành lập một bộ phận chuyên trách về tài chính, không gắn thêm nhiệm vụ kế toán để có thê quản lý tốt hơn.

 Đối với phương pháp quản lý.

- Đối với dự trữ hàng tồn kho: vấn đề được coi trọng không chỉ là công tác quản lý chúng sau khi đã xuất hoặc nhập mà quan trọng là lúc đưa ra quyết định như thế nào.

- Đối với các khoản phải thu: việc theo dõi các khoản phải thu của doanh nghiệp còn quá đơn giản và lỏng lẻo. Doanh nghiệp cần phải lập bảng theo dõi hình phải thu đối với từng khách hàng theo từng quý, từng tháng, từng năm. Qua bảng này doanh nghiệp lập kế hoạch thu tiền cụ thể nhằm tránh nợ đọng kéo dài từ phía khách hàng.

Đồng thời doanh nghiệp phải thật chú trọng đến việc rút ngắn thời gian các khoản phải thu bằng cách tiến hành những phương pháp quản lý sau:

 Tăng cường công tác thẩm định nhân lực tài chính của khách hàng trước khi đưa ra quyết định bán chịu như: năng lực tài chính, năng lực pháp lý, hành vi đạo đức...

 Đưa ra mức bán trả chậm phải đảm bảo bù đắp những rủi ro tiềm ẩn của khoản phải thu đó như: rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm giá do ảnh hưởng của lạm phát...và các khoản phí tồn tại khác phát sinh trong quá trình thu nợ, hay nói cách khác nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán cho tất cả thiêt hại cũng như lợi thế liên quan đến khoản tín dụng thương mại để xác định được chính xác giá trị chỉ tiêu NPV cho khoản tín dụng thương mại đó và chỉ chấp nhận bán trong trường hợp NPV thực sự dương. Mặt khác cũng cần quan tâm đến đặc điểm của nền kinh tế trong thời ký trước khi quyết định có bán chịu hay không và với mức giá là bao nhiêu. Chính nhân tố này sẽ tác động rất lớn đến rỉu ro và tổn thất của khoản phải thu.

 Nghiên cứu, quan sát tình hình ngân quỹ của khách hàng để xác định thời gian hợp lý nhất đảm bảo cho khách hàng trong tình trạng sẵn sàng trả nợ nhất, doanh nghiệp phải thường xuyên giám sát hoạt động của họ, có thể phân công quản lý theo từng khách hàng, nhóm khách hàng, đặc biệt đối với các khách hàng lớn, từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác quản lý và thu hồi nợ.

 Trong điều kiện khó khăn về vốn, doanh nghiệp có thể giảm thời gian thu nợ bằng cách đưa ra mức chiết khấu thanh toán nhanh hấp dẫn. Các chứng từ của khoản phải thu phải đảm bảo phản ánh được đầy đủ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Ngưới đứng ra chịu trách nhiệm phải đúng trong phạm vi thẩm quyền được phép phòng khi có rủi ro xảy ra.

 Thường xuyên theo dõi số dư các khoản phải thu của từng khách hàng cũng như trong tổng thể để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, đồng thời phải lập quỹ cho từng thời điểm để có biện pháp cân đối nguồn cho phù hợp vừa đảm bảo thanh toán vừa tránh lãng phí vốn. Để thực hiện tốt vấn đề này thì việc sắp xếp tuổi cho khoản phải thu là một vấn đề rất cần thiết.

 Tuy từng thời kỳ mà doanh nghiệp lên kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi cho phù hợp không nên lớn quá mà gây ứ đọng vốn cũng như không nên nhỏ quá mà gây khó khăn trong việc đảm bảo tái sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN BIA THANH HOA (Trang 34 - 36)