Người lao động sau thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn yếu hoặc lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy trường hợp và mức hưởng là 25% lương tối thiểu chung (nghỉ tại nhà), 40% mức lương tối thiểu chung (nghỉ tập trung) cho mỗi ngày.
Ngoài ra, Luật BHXH cũng có thêm BHXH tự nguyện được thược hiện từ 01/01/2008 và bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ 01/01/2009 với nội dung như sau:
BHXH tự nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất:
* Chế độ hưu trí
- Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH cịn thiếu khơng q 5 năm so với thời gian quy định thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH, tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình qn thu nhập tháng đóng BHXH.
* Chế độ tử tuất
- Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: Người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu; Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
- Người lao động đang đóng BHXH, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp
tuất một lần.
+ Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
+ Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
Bảo hiểm thất nghiệp
- Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
+ 3 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; + 6 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; + 9 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; + 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Phụ lục 7
Thực hiện chính sách BHXH trước 1995 * Những quy định về BHXH
Ở nước ta, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm thực hiện BHXH:
• Sắc lệnh số 54/SL ngày 1/11/1945 ấn định những điều kiện cho cơng chức về hưu;
• Sắc lệnh 105/SL ngày 14/6/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho cơng chức; • Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn, tiền tuất đối với cơng chức;
• Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 ấn định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với cơng nhân sản xuất.
Những văn bản trên cho thấy nhà nước ta đã sớm có nhận thức và sớm thực hiện BHXH theo hình thức hiện đại so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, sớm chứng tỏ là một nhà nước tiên tiến của giai cấp công nhân và người lao động.
Năm 1959 Nhà nước ban hành Hiến pháp, tại Điều 32 quy định: người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Tuy nhiên, phải đến năm 1961, chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước mới thực sự thực hiện trên cơ sở thành lập quỹ BHXH thống nhất toàn quốc (riêng thời kỳ 61-75: tồn miền Bắc) sau khi Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/11/1961 với 6 loại trợ cấp (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất). Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động đóng bằng 4,7% trên tổng quỹ tiền lương cịn cơng nhân và viên chức khơng cần đóng phí BHXH. Quỹ BHXH là quỹ độc lập thuộc NSNN, quỹ dùng để chi trả các chế độ BHXH và chi hoạt động quản lý sự nghiệp BHXH. Ngày 10/04/1964 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/CP về việc trích một phần quỹ BHXH cho Bộ Nội (sau này chuyển sang Bộ lao động Thương binh và Xã
hội) vụ quản lý. Theo đó, Bộ Nội vụ quản lý 1% trên tổng quỹ tiền lương để chi trả các chế độ hưu trí, mất sức lao động, TNLĐ, BNN và tử tuất; Tổng Cơng đồn quản lý 3,7% còn lại để chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đến năm 1987, tỷ lệ đóng được điều chỉnh như sau: Tổng Cơng đồn thu và quản lý 5%; Bộ lao động Thương binh và Xã hội thu và quản lý 10% trên tổng quỹ lương.
Kể từ sau Đại hội VII của Đảng công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu, trong đó việc đổi mới BHXH để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện các chính sách xã hội. Việc đổi mới được đánh dấu bằng việc tách một bộ phận cấu thành của BHXH - chế độ chăm sóc y tế khi ốm đau cho người lao động thành một quỹ độc lập: Bảo hiểm y tế (Nghị định 299/HĐBT) ngày 15-8-1992 ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế) với việc qui định không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động cũng phải tham gia đóng phí. Tiếp theo đó, ngày 22 tháng 6 năm 1993, Chính phủ lại ban hành Nghị định 43/CP qui định tạm thời chế độ BHXH mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng, tồn diện BHXH nhằm vào mục đích xóa sự bao cấp của NSNN đối với BHXH, mở rộng diện bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước như trước đây mà đối với tất cả người lao động hưởng lương, qui định lại nguồn thu chi, cơ cấu nguồn thu dùng cho mỗi loại chế độ…
* Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH
Trước năm 1995, BHXH do Bộ Nội vụ quản lý một thời gian sau chuyển
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hệ thống BHYT Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc, Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc). Bộ máy được tổ chức thành ba cấp: cấp Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); cấp tỉnh, thành phố (Liên đoàn Lao
Lao động quận, huyện; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội). BHYT Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế và cũng chia thành 3 cấp quản lý: cấp Trung ương; cấp tỉnh và cấp quận, huyện.
Quỹ BHXH giai đoạn này được quản lý như sau:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu 1% ở thời kỳ NĐ 218 có hiệu lực, 10% ở thời kỳ QĐ 40/HĐBT ngày 16/3/1988 và nâng lên 15% ở thời kỳ NĐ 43/CP ngày 22/06/1993 có hiệu lực thi hành.
Ngành LĐTB&XH không thu trực tiếp mà ký hợp đồng với cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc để thu BHXH. Theo đó, các đơn vị đó sẽ hưởng lệ phí thu từ 0,25% đến 0,5% tính trên số tiền thực thu BHXH
- Tổng Cơng đồn thu và quản lý 3,7% còn lại để chi các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đến năm 1987, tỷ lệ đóng được điều chỉnh lên thành 5%. Tổng liên đồn Lao động Việt Nam có văn bản hướng dẫn cho phép các đơn vị sử dụng lao động được tọa thu – tọa chi từ nguồn kinh phí phải trích nộp. Nếu số phải nộp lớn hơn số chi tại đơn vị thì cuối tháng phải nộp cho Liên đồn Lao động, ngược lại nếu số chi lớn hơn thì LĐLĐ sẽ cấp bù. LĐLĐ tỉnh, huyện cũng thực hiện khoán chi theo tỷ lệ cho các đơn vị sử dụng lao động chi trả hai chế độ ốm đau, thai sản. Nếu đơn vị chi khơng hết thì được bổ sung vào quỹ phúc lợi để cho công nhân, viên chức đi tham quan, nghỉ mát hoặc bồi dưỡng tại chỗ.
Quỹ BHXH lúc bấy giờ là quỹ độc lập thuộc NSNN, do đó nguồn thu BHXH cũng chỉ là một trong những nguồn kinh phí để hình thành nguồn thu của NSNN. Tại NĐ 43/CP có quy định " Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước Bảo hộ”[33]
Trong giai đoạn này nguồn quỹ BHXH có những đặc trưng sau:
- Phạm vi áp dụng BHXH bắt buộc là người lao động trong biên chế Nhà nước.