Các kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính tại doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại nông trường phúc do (Trang 41 - 46)

khó đòi cho phù hợp không nên lớn quá mà gây ứ đọng vốn nhưng cũng không nên nhỏ quá mà gây khó khăn trong việc đảm bảo tái sản xuất của doanh nghiệp.

3.3. Các kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính tại doanhnghiệp nghiệp

3.3.1. Đối với nhà nước

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, chịu sự quản lý chung của cơ quan quản lý nhà nước. để doanh nghiệp sản suất kinh doanh có hiệu quả thì sự điều khiển của các cơ quan quản lý nhà nước phải có mục đích đúng đắn, đảm bảo cho sự công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau và tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các vấn đề về huy động và sử dụng nguồn tài chính nói riêng. Nhà nước cần điều chỉnh các chính sách quản lý vĩ mô như: luật pháp, thủ tục hành chính… chặt chẽ nhưng thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

• Môi trường pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phải chịu sự định chế của nhà nước bằng pháp luật, đó là các văn bản dưới luật, có ý nghĩa như là những điều kiện để xác lập và ấn định các mối quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô. Tạo ra khuân khổ hành lang pháp lý cho sự hoạt động hợp lý của các đơn vị kinh tế phù hợp với lợi ích phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Với vấn đề huy động nguồn tài chính, nhà nước cần ban hành các quy định thuận lợi về vay vốn ngân hàng và các hoạt động huy động tài chính khác.

Đây là chính sách sống còn, ảnh hưởng đến sự thịnh vượng hay đình đốn của một nền kinh tế. tuy nhiên trên cơ sở doanh nghiệp thì chính sách này có tác động tới một số khía cạnh sau:

Đối với các tổ chức tín dụng : các tổ chức tín dụng là các tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và cho vay và các chức năng thanh toán khác. Các tổ chức tín dụng có tác động tới việc huy động và sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp qua rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng trung quy lại nổi lên hai vấn đề là lãi suất và phương thức thanh toán.

Để có vốn hoạt động, doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền gọi là lãi suất tiền vay. Khi đó để kinh doanh hiệu quả thì lợi nhuận thu được phải lớn hơn để bù đắp được khoản chi phí này. Vì vậy các tổ chức tín dụng phải tính toán sao cho hợp lý để cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp đem lại. mức lãi suất này phụ thuộc vào sự điều chỉnh các chính sách vĩ mô của Nhà nước thông qua ngân hàng trung ương.

Đối với chính sách ngoại thương: Nhà nước đã có nhiều biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu bằng các chính sách như thuế suất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, hạn ngạch… tất cả các điều này luôn ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy Nhà nước cần phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể và tình hình trong nước và trên thế giới để đưa ra những mức thuế suất sao cho phù hợp tạo đà cho các doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Đối với các cơ quan tài chính: cho phép các doanh nghiệp có phương pháp khấu hao tài sản, hạch toán, kiểm toán một cách hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng doanh nghiệp, sao cho đảm bảo cả một vòng đời của máy móc cũ, cũng như sảm phẩm để có lãi bù đắp phần chi phí hữu hình cũng như vô hình.

42

• Cải cách thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính cồng kềnh, cửa quyền của cơ quan quản lý nhà nước cũng gây rất nhiều phiền hà co hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. vì vậy thủ tục hành chính cần đảm bảo gọn nhẹ, thông thoáng, tạo điều kiện tuận lợi cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.

Đây là điều kiện hết sức quan trọng vì thị trường thì luôn biến động không ngừng vì vậy nếu không nắm bắt kịp thời sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh gây ra làm ăn không có lãi thậm chí còn thua lỗ.

Thủ tục hành chính gọn nhẹ, tiến tới chế độ “ mở cửa” sẽ giúp các doanh nghiệp linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn.

Thủ tục hành chính thông thoáng tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ đó tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp.

Vì vậy việc cải tổ thủ tục hành chính với mục tiêu họn nhẹ, thông thoáng… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.

3.3.2. Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu để tận dụng các khoản vốn này hiệu quả hơn cho sản suất kinh doanh và đặc biệt là để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, tránh việc chậm trễ làm mất niềm tin với các nhà cho vay. Quản lý tốt chi phí nhằm tăng lợi nhuận, tránh tình trạng cắt giảm các chi phí trực tiếp cũng như gán tiếp ảnh hưởng tới doanh số cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực cũng như vật lực, cải thiện chất lượng sản phẩm để có thể sản xuất và tiêu thụ tốt hơn.

KẾT LUẬN

44

Qua thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy một doanh nghiệp muốn đạt được kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh, ngoài việc kinh doanh và sản xuất tốt thì cần phải có những kế hoạch cụ thể được xây dựng một cách bài bản và khoa học. Bằng việc phân tích báo cáo tài chính của công ty ta có thể thấy rõ tình hình phân phối, sử dụng vốn, tài sản, đồng thời tìm ra những hạn chế cũng như khả năng tiềm tàng của công ty. Từ đó đưa ra những nhận định chính xác và hợp lý cho tương lai. tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu đến lập báo cáo tài chính sát đúng với thực tế.

Nhưng để đạt được hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động sãn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích báo cáo tài chính để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu.

Vì thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế cho nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Trần Thị Yến, các cán bộ của Nông trường Phúc Do đã tận tình hướng dẫn và giúp dỡ em hoàn thiện bài báo thực tập này.

1. Giáo trình “phân tích báo cáo tài chính” chủ biên PGS.TS Nguyễn Đăng Phúc khoa kế toán, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

2. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp ” do tập thể tác giả : PGS.TS Phan Thị Cúc, TS Nguyễn Trung Trực, Thạc sĩ Đoàn Văn Huy, Thạc sĩ Đặng Thị Trường Giang, Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Phượng. Nhà xuất bản tài chính 3. Các tài liệu của Công ty TNHH một thành viên cao su Thanh Hóa – Nông

trường Phúc Do..

4. Các trang web: www.tailieu.vn, www.luanvan.net.vn, www.4Share.vn

46

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại nông trường phúc do (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w