Tổ chức tái bảo hiểm

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển của bảo hiểm việt nam hiện nay (Trang 40 - 41)

II. CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH BẢO HIỂ MỞ VIỆT NAM

2. Tổ chức tái bảo hiểm

Cũng như hầu hết các công ty Trách nhiệm hữu hạn khác, nhiều công ty bảo hiểm được thành lập với một số vốn nhất định. Do vậy, các cơng ty chỉ có khả năng nhận bảo hiểm cho một số rủi ro giới hạn trong phạm vi số vốn này. Tuy nhiên, trên thực tế kinh doanh, cơng ty có thể nhận được đơn bảo hiểm với số tiền bảo hiểm vượt xa khả năng bồi thường của mình. Vì vậy, để có thể bảo hiểm cho những rủi ro lớn như vậy, các công ty bảo hiểm phải nhờ tới các công ty tái bảo hiểm khác trên thị trường. Các cơng ty tái bảo hiểm có ý nghĩa

quan trọng trong việc ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm khi xảy ra rủi ro với các đối tượng có giá trị bảo hiểm lớn.

Theo Luật KDBH của Việt Nam, kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, khi thị trường bảo hiểm đang trong quá trình hình thành và phát triển, số lượng công ty bảo hiểm trong nước cịn ít, năng lực vốn cịn hạn chế, lại chịu sự cạnh tranh từ các công ty bảo hiểm quốc tế, việc thành lập Công ty tái bảo hiểm quốc gia (VINARE) là rất cần thiết và hợp lý.

VINARE thành lập ngày 27/09/1994, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995 với số vốn được cấp ban đầu là 40 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ của công ty là 40,5 tỷ đồng, và sẽ được tăng lên thành 70 tỷ đồng trong hai năm 2003 - 2004. (Nguồn: Thời báo Kinh tế

Việt Nam số tháng 9/2003). VINARE hoạt động trên các lĩnh vực bảo hiểm tai nạn cháy, nổ,

bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu, P&I, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm nhân thọ.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển của bảo hiểm việt nam hiện nay (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)