- Cần đổi mới và tăng cường hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về
LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tà
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Trong bốn loại nguồn lực đầu vào cho nền kinh tế xã hội gồm: Đất đai, lao động, vốn, cơng nghệ thì đất đai là loại tài nguyên vô cùng quý giá do thiên nhiên ban tặng cho loài người. Đất đai gắn liền với mọi hoạt động, đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng có gì thay thế trong sản xuất nơng nghiệp, là nhu cầu bức thiết về an cư lập nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng. Đất đai còn là cơ sở để phát triển hệ sinh thái mơi trường, dung hồ sự sống của con người và sinh vật. Đất đai có vai trị hết sức quan trọng, là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Để khẳng định vai trò to lớn của đất đai, từ xưa nhân dân ta có câu “ Tấc đất tấc vàng”, và Mác cũng khẳng định “Lao động là cha, đất đai là mẹ sản sinh ra của cải vật chất”…Chính vì vậy, Fidecraxte Rơ có nêu “Người ta có thể cho máu của mình chứ khơng bao giờ cho nhau đất”.
Có thể nói, đất là vấn đề xuyên suốt thời đại, tất cả các nhà nước dù xây dựng Nhà nước theo hình thức nào đều coi trọng việc quản lý đất đai. Riêng ở
nước ta, để có nguồn vốn đất đai như ngày nay cha ông ta phải đổ biết bao xương máu qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước để giữ lấy từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Thấy được tầm quan trọng của đất đai, nên ln địi hỏi chúng ta phải có biện pháp tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên đất sao cho hợp lý, tiết kiệm nhằm khai thác tiềm năng, song song với việc bảo vệ đất mang lại hiệu quả cao phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước nhất là trong giai đoạn hiện nay với tốc độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố đã diễn ra q trình chuyển đổi cơ cấu đất đai một cách mạnh mẽ và những phát sinh trong quá trình quản lý diễn ra phức tạp, với việc dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao trong khi đó đất đai chỉ có giới hạn về số lượng cũng như chất lượng. Khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, thì sự thay đổi chuyển dịch chủ sử dụng đất là sự vận động bình thường, tất yếu, thường xuyên của cuộc sống xã hội. Năm 1993 khi luật đất đai đã xác lập 5 quyền của người sử dụng đất, đã thừa nhận về mặt pháp lý của quyền sử dụng đất thì hàng loạt vấn đề về giao dich quyền sử dụng đất diễn ra một cách phức tạp như: đầu cơ đất đai, sử dụng đất khơng đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái phép, giao dịch đất khơng có các giấy tờ hợp lệ, giao dịch ngầm, trao tay…dẫn đến tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. Trong khi quản lý nhà nước về đất đai còn yếu kém.
Sự yếu kém này thể hiện ở các điểm sau:
- Thứ nhất là tính cục bộ trong quản lý đất đai cịn q lớn. Tính cục bộ này khơng chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau mà cịn cả trong tầm nhìn và phương pháp quản lý. Việc khơng có sự thống nhất trong vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp trong thời gian qua đã thể hiện tính cục bộ trong quan hệ nói trên. Ngồi ra, việc lưu trữ thông tin về đất đai trong hồ sơ địa chính cho đến thời điểm này vẫn cịn được thực hiện thủ công trên giấy và theo từng địa phương Việc sử dụng công nghệ thông tin cho hoạt động này vẫn cịn manh mún, thiếu tính hệ thống. Từ đây, sự kết nối giữa các nguồn thơng tin về đất đai để đảm bảo tính chính xác, cũng như
để kiểm sốt việc sử dụng đất của một người ở nhiều địa phương khác nhau không thể thực hiện được.
- Thứ hai là sự trì trệ và thiếu thơng thống trong quản lý đất đai. Pháp luật buộc người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất) mới được thực hiện giao dịch, nhưng hoạt động cấp giấy chứng nhận lại diễn ra quá chậm. Hạn chế này không chỉ xuất phát từ cơ quan hành chính cấp giấy chứng nhận mà cịn có sự góp phần của các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt là cơ quan thuế khi thực hiện các khoản thu từ việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.Thực tế cho thấy, việc người sử dụng đất “được” cơ quan thuế chấp nhận cho thực hiện nghĩa vụ tài chính (là điều kiện) để được cấp giấy chứng nhận không phải là chuyện dễ dàng. Những trở ngại này cùng với thực tế thủ tục hành chính quá phiền hà khi thực hiện quyền của người dụng đất đã làm làm cho các giao dịch ngầm về đất đai chiếm phần lớn trong các giao dịch về nhà đất. Đây chính là ngun nhân làm cho tình trạng đầu cơ đất đai bùng phát, vượt q tầm kiểm sốt của Nhà nước.
Vì vậy, cơng tác quản lý đất đai phải thường xuyên nắm bắt, cập nhật được các biến động về chủ sở hữu để một mặt đảm bảo quyền lợi chính đáng của người chủ sử dụng, mặt khác tạo điều kiện tăng cường cơng tác quản lý đất đai được kịp thời chính xác. Hơn nữa làm tốt công tác quản lý chuyển quyền sử dụng đất sẽ ngăn chặn được tình trạng lợi dụng quyền tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các hành vi đầu cơ, buôn bán đất đai kiếm lời, tăng cường các nguồn thu tài chính thích đáng đối với các hoạt động bn bán kinh doanh đất đai.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật nhằm thực hiện: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý”. Vì thế, đất đai được thống nhất quản lý từ trung ương đến
địa phương trên từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Để làm được điều đó, địi hỏi Nhà nước ta đầu tư đúng mức cho công tác quản lý đất đai, nâng cao trình độ quản lý, tuyên truyền pháp luật đến từng người dân, quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch, giao đất đúng mục đích, đúng đối tượng, ổn định và lâu dài, để
người dân an tâm đầu tư bảo vệ, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất lao động cho người dân và xã hội.
Xuất phát từ thực trạng trên cùng với những kiến thức đã học, được sự phân công của khoa Thương mại – Du lịch trường đại học kinh tế Đà Nẵng và được sự đồng ý của phòng Tài nguyên môi trường quận Thanh Khê tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hồn thiện cơng tác quản ký chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị tại
địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng”.