Bối cảnh kinh tế thế giới nóichung và ViệtNam nói riêng trong tương lai

Một phần của tài liệu Giải pháp đề xuất để quản lý nợ công của việt nam trong thời gian tới (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 3 : NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới nóichung và ViệtNam nói riêng trong tương lai

lai

3.1.1. Kinh tế thế giới trong tương lai

Trong thời gian tới kinh tế thế giới cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng có dấu hiệu ấm dần. Các nền kinh tế đứng đầu và các nên kinh tế đang nổi sẽ là lực đẩy nên kinh tế thế giới đi lên.

Nền kinh tế Mỹ đã chạm vách đá phục hồi, năm 2013 dự báo tăng trưởng ở mức 2,4- 2,5%. Thị trường bất động sản - được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, đã từng “nổ bong bóng”, lây lan sang các lĩnh vực khác, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng năm 2008 - 2009, nay đang phục hồi mạnh mẽ, số dự án sẽ được triển khai xây dựng trong năm 2013 tăng khoảng 20 - 22%, giá cả cũng tăng ở mức 2 - 3%.

Nền kinh tế Trung Quốc, nhiều nhà phân tích dự báo, kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ phát triển theo xu hướng chậm lại: nếu năm 2012 GDP tăng 7,6%, thì năm 2013 cao lắm cũng chỉ có thể đạt từ 8 đến 8,4%.

Tình hình tài chính ở Nhật Bản cũng đang gây lo ngại, khi tỷ lệ nợ công dự kiến sẽ lên tới 220% GDP và với mức lãi suất 8% cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm, Chính phủ nước này sẽ phải đối mặt với khoản chi phí tài chính chiếm 1,8% GDP năm 2013 và sẽ khơng có gì ngạc nhiên nếu thâm hụt ngân sách lên hơn 10% GDP.

Để thốt khỏi tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng thơng qua chính sách nới lỏng tiền tệ, song biện pháp này đã làm tăng thêm món nợ cơng. Một thách thức lớn khác đối với chính quyền là phải đưa Nhật Bản thốt khỏi tình trạng giảm phát đã bén rễ từ lâu ở nước này và đây được coi là ưu tiên chính sách hàng đầu

Trong năm 2013, việc cạnh tranh, giành giật nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên giữa một số quốc gia có thể sẽ diễn ra quyết liệt; các quốc gia sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, từ ngoại giao đến cả quân sự, để chiếm đoạt và nắm quyền kiểm soát chúng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tốc độ tăng trưởng khơng cao, có sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới, hầu hết các quốc gia đều rất cần một cấu trúc quản lý toàn cầu bền vững, nhằm giảm bớt các cuộc xung đột quốc tế. Hơn thế, để đạt được mục tiêu này, phải dựa trên một hệ thống kinh tế mở, bền vững, có trật tự, bảo đảm sự ổn định và điều chỉnh kịp thời tài chính quốc tế, tăng cường đấu tranh chống biến đổi khí hậu, giảm đói nghèo.

Q trình già hóa dân số ở nhiều quốc gia cũng sẽ trở thành những áp lực và thách thức về kinh tế - xã hội tại những nơi này trong năm 2013. Theo đó, tỷ lệ người cao tuổi, người nghỉ hưu tăng nhanh, nhà nước phải tăng mạnh quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, dịch vụ chăm sóc người già. Hơn nữa, q trình này cịn làm tăng nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội, mang lại nhiều cơ hội cho người có trình độ, giảm cơ hội cho người lao động chân tay, và khi có sự bất bình đẳng q lớn sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bùng nổ xã hội. Điều đáng chú ý là q trình già hóa dân số cịn tạo ra xu hướng tăng mạnh tầng lớp trung lưu. Nếu ở Mỹ hiện nay tầng lớp này chiếm khoảng 20% dân số, có thu nhập từ 25 đến 100 nghìn USD/người/năm, thì ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Bra-xin, In-đơ-nê-xi-a, Mê-hi-cơ, … những người có mức thu nhập tương đương trên 10 nghìn USD/người/năm đã được coi là trung lưu. Trung lưu là tầng lớp tương đối độc lập, lâu nay khơng có ảnh hưởng nhiều tới thể chế hay nền kinh tế của quốc gia. Thế nhưng, trong những năm gần đây, vai trò của tầng lớp trung lưu đã có nhiều thay đổi, bởi vậy, chính quyền bất cứ nước nào cũng phải quan tâm và trân trọng họ.

3.1.2. Nền kinh tế Việt Nam

3.1.2.1. Về xuất nhập khẩu

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo triển vọng xuất nhập khẩu năm 2013

 Những yếu tố thuận lợi về xuất khẩu trong năm 2013 là:

Kinh tế thế giới phục hồi kéo theo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới tăng trở lại với dự báo mức tăng trưởng có thể đạt 3,8%, cao hơn mức 3,4% của năm 2012 và mức dự báo 3,6% do Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra vào cuối năm 2012;Kinh tế vĩ mô trong nước đã ổn định hơn, lạm phát hạ nhiệt và giữ được ổn định, lãi suất có giảm, việc tiếp cận vốn ngân hàng có dễ dàng hơn – đây là điều kiện, là cơ sở quan trọng hỗ trợ cho sản xuất nói chung và sản xuất hàng hóa xuất khẩu nói riêng;Hàng hóa xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng lợi thế cạnh tranh, xu hướng chuyển dịch đơn hàng vào Việt Nam có thể sẽ cịn tiếp tục;Một số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có qui mơ lớn tiếp tục gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu;Giá hàng hóa có thể phục hồi, trong đó kỳ vọng vào sự phục hồi của một số mặt hàng như cao su, than đá, cà phê

 Đồng thời, những khó khăn, thách thức cũng khơng ít:

Nguồn cung cho xuất khẩu ở các mặt hàng nông – lâm – thủy sản đã đến ngưỡng, khó tăng mạnh thêm;Một số mặt hàng xuất khẩu vẫn còn

chịu áp lực về nguồn cung, về giá – nhất là đối với mặt hàng gạo; Tuy bất ổn kinh tế vĩ mô đang dần được giải quyết nhưng hoạt động đầu tư, sản xuất trong nước vẫn cịn nhiều khó khăn, lãi suất cịn cao và khó vay vốn, tỷ giá USD/VND giữ ổn định trong một thời gian dài cũng sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Với những thuận lợi và thách thức nêu trên, dự báo kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 có thể đạt khoảng 126 – 127 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2012.

 Những yếu tố làm tăng nhập khẩu là:

Kinh tế trong nước phục hồi sẽ khiến cho nhập khẩu nhiều mặt hàng gia tăng, xuất khẩu sản phẩm điện tử vi tính, điện thoại được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao sẽ khiến cho nhập khẩu linh kiện của các mặt hàng này cũng sẽ tăng cao trong năm 2013;Tỷ giá ổn định sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng hóa;Do những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước kéo dài khiến cho hoạt động đầu tư, sản xuất hàng hóa ở trong nước bị đình trệ, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước các doanh nghiệp có xu hướng nhập khẩu hàng hóa về để bán.

 Đồng thời, cũng có những yếu tố làm giảm nhập khẩu đó là:

Lượng tồn kho trong nước đối với nhiều mặt hàng hiện vẫn còn khá lớn, nhiều mặt hàng đã được sản xuất trong nước đang dần được thay thế cho hàng nhập khẩu như phân bón, xăng dầu, máy móc thiết bị, sắt thép…;Mặc dù đã có những cải thiện nhất định nhưng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 sẽ cịn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nhìn chung sẽ vẫn ở mức thấp; Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp mạnh và đồng bộ nhằm kiềm chế nhập khẩu, giảm nhập siêu; Giá hàng hóa trên thị trường thế giới khó có thể tăng thêm nhiều, cùng với lượng hàng tồn kho lớn sẽ khiến cho hoạt động nhập khẩu để đầu cơ tích trữ trong nước giảm.

Trên cơ sở phân tích nêu trên, dự báo hoạt động nhập khẩu trong năm 2013 sẽ có thể đạt 124 – 125 tỷ USD, tăng vào khoảng 9 – 10% so với năm 2012.

3.1.2.2. Lãi suất, đầu tư

Lãi suất

Dự báo lãi suất: mặt bằng lãi suất năm 2013 sẽ tiếp tục giảm và về mức 7 – 8% đến cuối năm 2013 do 2 yếu tố. Thư nhất, kỳ vọng lạm phát giảm (dự báo ở mức khá thấp 6-7%). Thứ hai, lãi suất có động lực để giảm khi rủi ro hệ thống ngân hàng giảm theo quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của NHNN.

Được biết, theo dự báo của ANZ, đến cuối năm 2012, lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam giảm xuống 9%/năm và sẽ tăng lên 11% năm 2013, cao hơn mức 1,875 - 8%/năm của 9 nền kinh tế mới nổi ở khu vực Châu Á.

Đầu tư

 Bất động sản

Nhận định chung trong năm 2013 là thị trường vẫn tiếp tục khó khăn đến quý 2/2013 do ngân hàng vẫn tiếp tục xử lý nợ xấu và các chủ đầu tư tiếp tục tung hàng các dự án dang dở làm áp lực cung mạnh hơn cầu. Bước vào quý 3/2013, nhiều khả năng kinh tế vĩ mô đi vào giai đoạn tăng trưởng, lãi suất tiết kiệm giảm kết hợp với giá căn hộ khó giảm nữa, do đó sẽ xuất hiện lực mua cho cả ba phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân. Những căn hộ có vị trí tốt, giá hợp lý sẽ được tiêu thụ mạnh tạo tâm lý cho các nhà đầu tư.

 Thị trường chứng khoán

Dự báo trong năm 2013, kinh tế sẽ dần lấy lại đà hồi phục qua đó sẽ kích thích TTCK khởi sắc. Đặc biệt, khi nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào khả năng cải tổ nền kinh tế cũng như môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện thì sẽ có một lượng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK.Trong quý 1/2013 có thể xuất hiện đợt giảm giá đưa VN - Index xuống dưới 400 điểm do nhà đầu tư đã đẩy giá khá mạnh vào cuối năm 2012. Nhà đầu tư giá trị có thể mua vào trong đợt giảm giá này với các mã cổ phiếu của các DN có nền tảng hoạt động ổn định, an toàn, thuộc lĩnh vực kinh doanh không bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố đầu cơ như ngành sản xuất cơng nghiệp, xuất khẩu hàng hóa cơ bản và tiêu dùng.

3.1.2.3. Vàng, tiền gửi tiết kiệm

Dự báo giá vàng thế giới trong năm 2013 sẽ có những đợt tăng – giảm do sự phục hồi của kinh tế Mỹ và USD. Trong năm 2013, với mức chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới sẽ tạo vị thế bất lợi cho nhà đầu tư trong nước. Do vậy nhà đầu tư nên thận trọng với kênh này.

Đối với kênh tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng. Hiện nay lãi suất huy động phổ biến của các NHTM trong khoảng dưới 9%/năm (đối với kỳ hạn dưới 12 tháng) và khoảng 10%/năm (đối với kỳ hạn trên 12 tháng) được xem là vẫn chấp nhận được. Dự kiến lãi suất sẽ trong xu thế giảm vào giai đoạn quý 2 – 3/2013. Do vậy, với các nhà đầu tư an tồn nên chọn kỳ hạn dài 1 năm để có mức lợi nhuận cao.

Tương tự đối với kênh gửi tiền tiết kiệm bằng USD. Hiện lãi suất huy động phổ biến của các NHTM trong khoảng 2%/năm ở mọi kỳ hạn. Dự báo tỉ giá vẫn tiếp tục ổn định trong nửa đầu của năm 2013 nhờ dự trữ ngoại hối khá tốt, nhập khẩu tăng chậm, lượng kiều hối và vốn FDI vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, NHNN có thể tăng tỉ giá vào cuối quý 1/2013 để khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư mới. Do vậy các DN vay bằng USD nên thận trọng.

3.1.2.4. Nợ trong và ngoài nước

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Việt Nam cần tới 250.000 - 300.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu. Có khả năng Chính phủ sẽ phải phát hành trái phiếu để xử lý nợ xấu. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên nợ công.

Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI), nếu số tiền xử lý nợ xấu được lấy hoàn tồn từ phát hành trái phiếu, thì tổng nợ nước ngồi của Việt Nam sẽ tăng từ 48,9 tỷ USD năm 2012 lên 67 tỷ USD vào năm 2013, tương đương tăng 37%.

Một phần của tài liệu Giải pháp đề xuất để quản lý nợ công của việt nam trong thời gian tới (Trang 34 - 38)