.Một số đề xuất

Một phần của tài liệu Đồ án các phương thức giải quyết tranh châp kinh doanh thương mại (Trang 27 - 31)

Pháp luật về KDTM nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM nói riêng đang cần sự thống nhất, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ trong KDTM sao cho được minh bạch, thuận lợi cho các chủ thể tham gia:

- Về phương diện lý luận

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của KDTM theo hướng đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập. Tăng cường khả năng kiểm sốt của Nhà nước thơng qua hệ thống pháp luật, xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực, phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp, thơng qua hình thức giám sát và tự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, tăng chất lượng trong hoạt động giải quyết tranh chấp trong KDTM ở các hình thức: Thương lượng, Hồ giải, Trọng tài, Tòa án.

Thứ ba, hệ thống lại các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong KDTM một cách quy củ. Để tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định của pháp luật cho một vấn đề giải quyết tranh chấp, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự rõ ràng của các quy định tránh tình trạng các quy định của luật thể hiện một cách chung chung để điều chỉnh một lĩnh vực.

Thứ tư, hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong KDTM theo hướng gọn nhẹ, ít rườm rà mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết tranh chấp. Đảm bảo được hiệu lực thi hành các thỏa thuận, các cam kết giữa các bên tranh chấp.

Thứ năm, cần xác định rõ và cụ thể các quy định thể hiện quy trình giải quyết tranh chấp trong KDTM. Để các chủ thể có thể đạt được hiệu quả mong muốn khi giải quyết những tranh chấp phát sinh.

- Về phương diện thực tiễn

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền thông tin rộng rãi cho các chủ thể tham gia hoạt động KDTM về vai trò của việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động KDTM. Trong đó khẳng định việc các bên tranh chấp cần nắm rõ được thông tin, am hiểu về mặt pháp lý là điều rất cần để các bên có thể đạt được kết quả tốt nhất trong giải quyết những bất đồng.

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động giám sát của cơ quan Nhà nước có thầm quyền trong hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM.

Thứ ba, thống kê từng loại tranh chấp ở từng giai đoạn, thời điểm với các tính chất cụ thể, điều tra tìm hiểu các cách thức giải quyết những bất đồng giữa các bên tranh chấp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Để xem xét những cách thức giải quyết đó ảnh hưởng lợi và hại gì cho hoạt động chung của lĩnh vực KDTM.

KẾT LUẬN

Tranh chấp KDTM là một hiện tượng mang tính tất yếu khi có sự tồn tại của hoạt động KDTM. Việc giải quyết tranh chấp KDTM là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo tính lành mạnh, bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động KDTM. Lĩnh vực KDTM Việt Nam đã hoạt động khá lâu, có nhiều tranh chấp phát sinh và đã được đưa ra giải quyết. Việc nghiên cứu các cơ chế pháp luật về KDTM trên mọi phương diện để có phương hướng đúng trong việc hệ thống lại tồn bộ khung pháp lý của một lĩnh vực quan trọng – Lĩnh vực KDTM là điều rất cần thiết.

Việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM một cách hiệu quả, mang lại môi trường minh bạch, xây dựng một thể chế KDTM năng động và hiệu quả. Để hoạt động KDTM Việt Nam phát huy hết khả năng và vai trị của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay là điều khó có thể thực hiện được trong thời gian trước mắt. Dựa vào thực tiễn tranh chấp KDTM, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp KDTM. Tác giả để tài phân tích ưu điểm và hạn chế của từng phương thức giải quyết tranh chấp và đặc trưng của tranh chấp trong KDTM. Từ đó đề xuất một số giải pháp về mặt lý luận vào thực tiễn về giải quyết tranh chấp trong KDTM nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động KDTM. Để góp phần thúc đẩy hoạt động KDTM Việt Nam ổn định và phát triển.

Với những hạn chế như: thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp KDTM ở Việt Nam trên thực tế nằm rãi rác nên chưa có nhiều để tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách cặn kẽ; thời gian để thực hiện để thực hiện đề tài ngắn…Do đó chắc chắn đề tài niên luận “các phương thức giải quyết tranh chấp

kinh doanh, thương mại và thực tiễn áp dụng tại Viêt Nam” khơng tránh khỏi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

[2]. Chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số:116/CP về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án kinh tế và Trọng tài kinh tế.

[3]. Dương Đăng Huệ, một số điển hình của việc xây dựng pháp luật theo

hướng hội nhập, tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06/2003

[4]. Lê Hồng Hạnh, hoàn thiện phát luật trọng tài trước yêu cầu phát triển

kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về trọng tài thương mại, tháng 06/.2007

[5].Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[7]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[8]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật trọng tài, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

[10]. Th.s Lê Thị Hải Ngọc (2008), Tìm hiểu luật thương mại 2, Trường đại học khoa học Huế.

[11]. Tổng cục Thống kê (2009), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12/2009.

[12]. Tổng cục Thống kê (2010), Bái cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2010.

[13]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại tập II, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

[14]. Trung tâm ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển tiếng

việt, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

[15]. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[16]. www.LuatVietNam.vn. [17]. www.Tuoitre.com.vn. [18]. www.vnn.vn

Một phần của tài liệu Đồ án các phương thức giải quyết tranh châp kinh doanh thương mại (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)