Vấn đề cấp thiết phải tăng cường quản lý chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 (Trang 39 - 41)

sản phẩm xây lắp.

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, để tạo điều kiện cho sự phát triển Đảng và Nhà nước có chính sách xây dựng cở hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, ytế, giáo dục, thông tin bưu điện... chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, bên cạnh đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế không ngừng mở rộng qui mô năng lực sản xuất. Một lượng vốn ngày càng tăng trong nền kinh tế được dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước đã ban hành những điều lệ quản lý đầu tư. Một trong những số đó là qui chế đấu thầu mà nội dung của nó qui định đối với hầu như hầu hết các công trình trước khi bàn giao cho các doanh nghiệp xây lắp thi công phải thông qua tổ chức đấu thầu. Do đó khi tham gia đấu thầu các doanh nghiệp muốn đạt được lợi thế cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải hạ giá thành dự thầu thấp hơn giá trị dự toán của công trình từ đó đặt ra vấn đề rất cấp bách và cần thiết là doanh nghiệp phải tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp, chỉ có như vậy mới giành thắng lợi trong đấu thầu. Đây là vấn đề quyết định có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp trong điều kiện hiện nay.

Trong ngành công nghiệp xây dựng để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước hướng vào việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư, nhất là đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Điều này đã làm cho giá trị dự toán của các công trình xây dựng rất sát với chi phí mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra để hoàn thành công trình đó do đó vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xây lắp là tăng cường quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm để kinh doanh có lãi ngày càng trở nên quan trọng.

Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc hạch toán kinh tế đó là sự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp tìm mọi biện pháp kinh doanh có lãi, hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

II. Đánh giá tình quản lý và giá thành của Công ty. 1 .Về ưu điểm .

- Công ty đã áp dụng phương pháp khoán trong quản lý chi phí nên có nhiều ưu điểm giúp cho quản lý của công ty đối với chi phí và giá thành tốt hơn. Việc áp dụng phương pháp khoán cho các đội góp phần làm tăng tối thiểu nhân viên quản lý ở Công ty cũng như ở công trường thi công. tiết kiệm được chi phí về tiền lương cho cán bộ quản lý. Việc áp dụng phương pháp này là một động lực mạnh mẽ cho các đội nhận khoán tìm mọi biện

pháp để tăng năng suất lao động giảm hao hụt vật tư sử dụng tối đa công suất máy ,móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công từ đó đã tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, làm giảm lãi vay phải trả ngân hàng.

Công ty thực hiện việc cấp vốn cho các đội bằng số vốn có hoặc đi vay các đội có nghĩa vụ phải trả lãi qua Công ty điều này giúp cho công ty trong việc quản lý tình hình kinh doanh và chi phí của từng đội.

- Công ty đã chú trọng đầu tư máy móc kỹ thuật mới phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ sản xuất và giảm đáng kể các chi phí có liên quan đến máy móc thiết bị.

- Công ty cho phép các đội tự thuê ngoài máy móc thiết bị cần thiết cho sản xuất trong trường hợp thiếu máy móc hoặc thấy thuận lợi hơn với chi phí thấp so với khi sử dụng máy móc thiết bị của công ty.

- Công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo nhóm mục ở công ty đã phát huy được vai trò của công tác tài chính trong việc hạ giá thành sản phẩm thông qua sử dụng chức năng giám sát tài chính bằng đồng tiền, thường xuyên đi sâu vào mọi khâu của quá trình tái sản xuất tại công trình nhằm ngăn chặn những chi phí vượt định mức, nâng cao năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả công suất của máy móc thiết bị , tiết kiệm những chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó giúp cho công tác hạch toán phản ánh đúng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.

- Công ty đứng ra trực tiếp tổ chức sản xuất và chỉ đạo về mặt kỹ thuật cho nên chủ động trong việc sử dụng vật liệu, đảm bảo quy cách vật liệu theo hợp đồng nhận thầu, giám sát trực tiếp việc thực hiện định mức các yếu tố tiêu hao, do đó chất lượng công trình được đảm bảo theo yêu cầu.

2. Nhược điểm:

- Công ty đã cố gắng nhiều trong việc quản lý chi phí nhưng thực tế vẫn còn nhiều khoản chi phí chưa được hợp ký như ở công trình cầu Bắc Giang do còn tồn tại những nhược điểm trong quản lý chưa khắc phục được.

Trong việc lập kế hoạch giá thành công ty tiến hành chưa được tốt, xây dựng các định mức về tiêu hao nhiên vật liệu để xác định cho từng đội thi công chưa chặt chẽ và chính xác, chưa hạn chế được nguyên vật liệu tiêu hao không cần thiết

Chi phí quản lý doanh nghiệp của từng công ty còn ở mức cao và phân bố chi phí quản lý và giá thành còn tuỳ tiện, năm nào lãi nhiều thì phân bố nhiều, năm lãi ít thì phân bố ít, vì vậy chưa phản ánh thực chất giá thành tiêu thụ sản phẩm của công ty .Trong chi phí quản lý, Công ty chưa quản lý tốt ở phần chi phí bằng tiền, chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là lãi vay phải trả hàng năm vẫn tăng cao và đến nay công ty chưa có biện pháp để giảm khoản chi phí này. Hình thức trả lương cho nhân viên quản lý ở công ty cũng như ở các công trường không gắn với hiệu quả lao

động mà họ bỏ ra, do đó không phát huy tình năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân.

Hiện tại công ty chưa áp dụng hình thức thưởng, khuyến khích trong thực hành tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, vì vậy mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc quản lý chi phí gặp nhiều khó khăn

Việc quản lý vốn vay của các đội có một số trường hợp làm không theo quy định cho nên việc quản lý chi phí và hoạt động kinh doanh của các đội gặp nhiều khó khăn.

3 Phương pháp phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành của công ty. ty.

Nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trên công ty đã đề ra phương hướng phấn đấu nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.

Phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để thu hồi vốn nhanh và giảm bớt các chi phí về lãi vay ngân hàng.

- Nâng cao năng lực tham mưu quản lý của các phòng ban nghiệp vụ bằng cách sắp xếp bố trí lại các phòng ban các phòng nghiệp vụ theo phương châm vừa đủ về số lượng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ lãnh đạo nhân viên và đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý.

- Tiến tới mục tiêu cổ phần hoá công ty nhằm mục đích tăng thêm vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ từ đó làm giảm lãi vay phải trả trong tương lai.

- Tăng cường ký kết hợp đồng xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Một mặt công ty phải giữ vững uy tiến trong thi công để duy trì quan hệ với những chủ đầu tư có vốn đầu tư xây dựng nhanh chóng xúc tiến ký kết các hợp đồng xây dựng, tìm ra mọi biện pháp để thắng thầu trong các dự án đầu tư lớn nhằm tạo việc làm ổn định trong doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thi công công ty nhanh chóng dứt điểm từng phần việc, tránh thi công dàn trải, tập trung vào những phần việc được nghiệm thu thanh toán trước.

Thực hiện biện pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì nó không những giảm được những chi phí có tính chất cố định. Trong chi phí sản xuất kinh doanh như là : chi phí tiền lương cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền điện nước, tiền điện thoại, tiền thuê đất đai...mặt khác đẩy nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng vòng quay của vốn tăng lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 (Trang 39 - 41)