Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng trực tiếp: Môi trường đầu tư mặc dù đã được cải thiện, song vẫn còn

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 29 - 32)

nhiều tồn tại, bất cập. Các thủ tục về đầu tư, cấp phép, thủ tục đất đai còn rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư và người dân; Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của các cấp, các ngành chưa quyết liệt, đồng bộ dẫn tới hiệu quả thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội còn hạn chế.

4.4. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Từ việc đánh giá những tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh và những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội từ năm 1997 đến năm 2010, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

Thứ hai: Tăng cường chính sách phát triển kinh tế, xã hội đối với các vùng dân tộc, miền núi, giảm sự chênh lệch giàu, nghèo.

Thứ ba: Đầu tư phát triển những ngành có lợi thế của tỉnh Thái Nguyên. Thứ tư: Phát triển các tiểu vùng với những thế mạnh riêng của từng vùng.

KẾT LUẬN

1. Kinh tế, xã hội là hai lĩnh vực cơ bản biểu hiện trạng thái phát triển của một địa phương, một quốc

trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của khu vực Đông Bắc, trải qua hơn ¼ thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới và 13 năm kể từ ngày tái lập (1997 – 2010), tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và cần phải được tổng kết, đánh giá. Từ đó, chúng ta có được cái nhìn tổng thể về thực trạng kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên, thấy được những kết quả cũng như những hạn chế, khiếm khuyết, đúc rút những kinh nghiệm quý báu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.

2. Trước năm 1997, nền kinh tế chủ yếu trên địa bàn Thái Nguyên vẫn là nông nghiệp, giá trị sản

xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế và đời sống xã hội. Đời sống của đại bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo cao, tình trạng di dân tự do còn phổ biến. Chất lượng giáo dục và y tế còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, tỉ lệ mù chữ còn cao, bệnh dịch chưa được ngăn chặn, chữa trị kịp thời. Đây là những thử thách được đặt ra đối với tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, với những lợi thế và tiềm năng sẵn có, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Thái Nguyên đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng từ năm 1997 đến năm 2010.

3. Luận án tái hiện một cách hệ thống, chân thật quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái

Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. Nền kinh tế phát triển tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực xã hội. Đạt được những thành tựu đó là nhờ định hướng đúng đắn của Đảng về đường lối đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự quyết tâm và thống nhất cao của Đảng bộ, chính quyền và sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của UBND tỉnh; sự nỗ lực của các ngành các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tạo nên sức mạnh tổng hợp phấn đấu thực hiện tốt nhất các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra.

4. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 13 năm (1997 - 2010), tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại

những hạn chế cần được khắc phục. Từ việc đánh giá những tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh và những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên trên con đường hội nhập và phát triển, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

5. Để phát huy được nội lực và khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có của mình, tỉnh Thái Nguyên

cần quan tâm đầu tư thỏa đáng cho phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hoá ngành nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để phát triển với hiệu quả cao hơn, tạo tiền đề để thực hiện thành công chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

CỦA TÁC GIẢ

1. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2011), Những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Nguyên, 3/2011,Tạp chí KH và CN ĐHTN, số tháng 3 (tr 89-92).

2. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2011), Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên, 4/2011,Tạp chí KH và CN ĐHTN, số tháng 4 (tr 41-45).

3. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2011), Phát triển công nghiệp Thái Nguyên thập niên đầu thế kỉ XXI- tình hình và triển vọng,Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 9 (tr 50-61).

4. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2011), Bối cảnh lịch sử và những chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên sau ngày tái lập tỉnh (01/01/1997),Tạp chí KH và CN ĐHTN, số tháng 11 (tr69-74).

5. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2012), Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên (2005-2009),Tạp chí Khoa học Xã hội ĐHSP- HN, số tháng 1 (tr163-170).

6. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2012), Quá trình phát triển giáo dục – đào tạo Thái Nguyên từ sau ngày tái lập tỉnh đến năm 2010,Tạp chí Giáo dục, số tháng 9 (tr57-59).

7. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2012), Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2010,Đề tài cấp Đại học, Mã số DH2204, Nghiệm thu tháng 12/2012 (88 tr).

8. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2012), Thái Nguyên thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 2001 – 2010,Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 12 (tr86-89).

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 29 - 32)